2 kiểu trẻ dễ bị thiếu kẽm, cha mẹ không bổ sung kịp thời dễ ảnh hưởng đến sự phát triển

Dưới đây là 2 kiểu trẻ dễ bị thiếu kẽm cha mẹ cần chú ý bổ sung cho con.

Vai trò của kẽm đối với sự phát triển thể chất của bé

Chức năng chính của kẽm là thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của con người, được gọi là “bông hoa của sự sống”. Trong quá trình lớn lên của trẻ, nhu cầu kẽm hàng ngày là 5-10 mg. Lượng kẽm hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể bé, đảm bảo quá trình tăng trưởng và chức năng miễn dịch. Một khi tình trạng thiếu kẽm xảy ra, các cơ quan hệ thống khác nhau của cơ thể con người sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau.

2 kiểu trẻ dễ bị thiếu kẽm, cha mẹ không bổ sung kịp thời dễ ảnh hưởng đến sự phát triển

Thiếu kẽm ở trẻ sẽ gây ra hàng loạt khó chịu về thể chất như chậm lớn, biếng ăn, mất vị giác, hành vi bất thường, thậm chí là lùn do thiếu kẽm. Trong thời kỳ phát triển trí não, nếu thiếu kẽm, trí tuệ của bé sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.

Trẻ như thế nào dễ bị thiếu kẽm?

2 đối tượng này dễ bị thiếu kẽm, bố mẹ hãy kiểm tra xem bé nhà mình có bị tình trạng như vậy không nhé.

1. Con của một gia đình thuần chay

Hàm lượng kẽm trong thức ăn thịt cao hơn thức ăn thực vật, tỷ lệ hấp thụ cao. Tỷ lệ hấp thụ kẽm trong thức ăn thịt có thể đạt 50%, trong khi tỷ lệ hấp thụ kẽm trong thức ăn thực vật chỉ là 20%. Một số “bé ăn chay” từ chối thịt, trứng, sữa từ nhỏ nên rất dễ bị thiếu kẽm.

2. Trẻ trên 6 tháng tuổi vẫn bú mẹ hoàn toàn

2 kiểu trẻ dễ bị thiếu kẽm, cha mẹ không bổ sung kịp thời dễ ảnh hưởng đến sự phát triển

Nếu trẻ vẫn bú mẹ hoàn toàn sau 6 tháng mà không ăn bổ sung cũng có thể bị thiếu kẽm. Vì sau 6 tháng, hàm lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần và không thể đáp ứng đủ nhu cầu của bé.

Cha mẹ của hai loại trẻ này cần đặc biệt chú ý xem trẻ có bị thiếu kẽm hay không, sau 6 tháng bú mẹ hoàn toàn nên cho trẻ ăn thêm thịt bổ sung nhiều kẽm, trẻ thuần chay nên ăn một số thực phẩm có bổ sung kẽm.

Làm sao để biết bé thiếu kẽm?
Nếu bé biếng ăn kéo dài, kén ăn, thậm chí bỏ ăn, đồng thời chậm lớn, thấp bé hơn các bé cùng tuổi, chậm mọc tóc, hiếu động, phản ứng chậm, cảm lạnh nhiều lần…, cha mẹ nên nghi ngờ bé có bị thiếu kẽm hay không và cho bé đi bệnh viện xét nghiệm. Nếu trẻ thiếu kẽm thì nên bổ sung kẽm cho trẻ cho đến khi nồng độ kẽm trong máu về bình thường.

Bổ sung kẽm cho bé như thế nào?

Đối với những bé thiếu kẽm không trầm trọng, cha mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé trong các bữa ăn hàng ngày. Các loại thịt trong thực phẩm như: thịt bò, thịt lợn, gan, trứng và hải sản rất giàu kẽm. Cha mẹ nên khuyến khích bé ăn nhiều những thực phẩm này.

2 kiểu trẻ dễ bị thiếu kẽm, cha mẹ không bổ sung kịp thời dễ ảnh hưởng đến sự phát triển

Ăn 2-3 thìa thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm hoặc trứng mỗi ngày có thể cung cấp cho bé lượng kẽm dồi dào. Các loại rau và trái cây thông thường cũng chứa kẽm. Với những bé “ăn chay” không thích các món thịt có thể cho ăn thêm các loại hạt như lạc, óc chó, hạt dẻ… Đây cũng là những thực phẩm tốt để bổ sung kẽm.

Đối với bé thiếu kẽm trầm trọng, cha mẹ nên tìm tới bác sĩ để tư vấn. Những trẻ này có thể dùng thực phẩm chức năng để bổ sung kẽm tuy nhiên liều lượng như thế nào cần có bác sĩ chỉ định.

Nguồn: https://emdep.vn/nuoi-con/2-kieu-tre-de-bi-thieu-kem-cha-me-khong-bo-sung-kip-thoi-de-anh-huong-den-su-phat-trien-20221227083921705.htm

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X