7 dấu hiệu của UT ᴄổ ᴛử ᴄᴜɴɢ giai đoạn đầu: Thấy 2 chỗ ngứa nhiều nhớ đến bệnh viện khám ngay

Ung thư cổ tử cung bây giờ nhiều người bị thật đấy các mẹ ạ. Trước kia mình thấy bệnh này chỉ gặp ở phụ nữ tầm 50 trở đi thôi mà giờ thì hai mấy, 30 tuổi bị nhiều lắm. Mình gặp mấy trường hợp rồi ý, quanh khu mình cũng có hai bạn, 1 bạn mới 25 còn 1 bạn thì năm nay 31.

Mình cũng không rõ dấu hiệu ban đầu của ung thư cổ tử cung thế nào nhưng thấy cả hai bạn này đều chia sẻ trên group của khu là bị ngứa da ở chỗ kín nhiều. Vì ngứa liên tục nên các bạn ý đi kiểm tra vì nghĩ bị viêm nhiễm. Kết quả, bác sĩ chẩn đoán là ung thư. Thương quá.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ngứa ở chỗ kí.n

Ở khu vực ‘tam giác vàng’ bỗng nhiên bị ngứa thì thường do vi khuẩn xuất hiện và đang ‘nhiễu loạn’. Trong số các loại này rất có thể chứa vi khuẩn và nấm mốc gây ung thư cổ tử cung. Vì vậy, nếu các mẹ liên tục bị ngứa ở khu vực này thì đừng có chủ quan nhớ đi khám sớm xem sao nhé.

Ngứa bụng

Đây cũng là một triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Bởi, trong giai đoạn đầu cơ thể của chúng ta nhạy cảm hơn với các loại virus gây bệnh nhất là HPV. Khi đó, thường thì bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác ngứa bụng liên tục nên bạn cần lưu tâm. Tất nhiên, ngứa bụng còn là biểu hiện của một số bệnh ngoài da khác nên tốt nhất bạn cứ tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra kỹ xem sao nha.

Chảy máu bất thường

Khi bị ung thư cổ tử cung, bệnh nhân sẽ bị xuất huyết bất thường mặc dù không trong chu kỳ kinh nguyệt.

Tăng tiết dịch

Ở bệnh nhân ung thư tử cung giai đoạn đầu thì dịch tiết sẽ tăng lên. Thỉnh thoảng, dịch này có lẫn với máu kèm theo mùi hôi. Khi đó, bạn nhớ tới bệnh viện kiểm tra ngay vì nếu không phải ung thư thì cũng là bệnh lậu hoặc viêm nhiễm nặng.

Buồn nôn, đau bụng, đau chân

Do tế bào ung thư xuất hiện ở tử cung nên có thể tác động tới các khu vực lân cận. Từ đó gây nên hiện tượng trướng bụng, buồn nôn, chán ăn, yếu và mỏi mệt. Hơn nữa, khi tế bào ung thư xuất hiện sẽ chèn ép các dây thần kinh nối liền tới chân và gây ra hiện tượng sưng, đau chân bất thường.

Đau vùng xương chậu, lưng dưới

Các cơn đau của ung thư tử cung giai đoạn đầu thường từ âm ỉ tới buốt. Ban đầu, người bệnh sẽ bị đau ở vùng xương hông rồi khuếch tán sang các khu vực lân cận. Vì vậy, nếu không trong kỳ ‘rớt dâu’ mà bạn có biểu hiện này thì cũng cần lưu tâm.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Thời gian ‘rớt dâu’ kéo dài, chu kỳ cũng dài ngắn bất thường là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân là do tế bào ung thư xuất hiện sẽ gây mất cân bằng hormone ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng. Thế nên mới có chuyện bạn bị trễ kinh, kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều bất thường…

Nên tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào?

Theo các chuyên gia, phụ nữ từ 25 tuổi trở đi nếu từng có quan hệ nam nữ thì đều cần làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu trong gia đình từng có người mắc bệnh này hoặc có biểu hiện thì ngay cả khi bạn mới 20 cũng nên làm xét nghiệm sàng lọc sớm.

Bạn nên đi tầm soát sau 2 tuần kể từ ngày đầu tiên bị ‘rớt dâu’. Sau 3 năm, bạn nên làm xét nghiệm sàng lọc lại 1 lần để bảo vê bản thân, phòng ung thư cổ tử cung.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/benh-kho-noi/7-dau-hieu-cua-ung-thu-co-tu-cung-giai-doan-dau-thay-2-cho-ngua-nhieu-nho-den-benh-vien-kham-ngay

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X