Bé 25 tháng bị kẹt miếng thịt trong phế quản 3 tháng: Khò khè suốt nhưng mẹ không biết vì sao

Với trẻ em đúng là không thể nói trước được điều gì đúng không bà con. Mình vừa lên báo đọc được trường hợp một bé gái bị kẹt miếng thịt trong phế quản suốt 3 tháng mà mẹ lại không hề hay biết.

Đọc mà thấy thương cho em bé rất nhiều vì chưa biết nói nên cũng không thể diễn tả những khó chịu mà mình đang gặp phải. Mong là qua trường hợp này, các gia đình sẽ để ý tới các bé nhiều hơn trong quá trình chăm sóc con.

Mình chia sẻ lại sự việc ở đây cho mọi người cùng biết nhé!

Bé gái này tên là P.K.N. (25 tháng tuổi). Bé gặp tình trạng khò khè, khó thở không dứt 3 tháng nay, có kèm theo sốt trong thời gian gần đây nhưng không thể tìm được nguyên nhân tại sao. Sau đó, bố mẹ đã  đưa bé vào Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) để khám chữa mong tìm ra nguyên nhân để trị dứt điểm tình trạng sức khỏe này của con.

Theo lời gia đình lể lại, trước đó bé từng nhập bệnh viện địa phương 2 lần, được các bác sĩ ở đây chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Tuy nhiên, từ đó cho đến nay,  trẻ vẫn có biểu hiện ho tái lại nhiều lần và kéo dài. Có lần được đưa tới phòng khám tư nhân, bé được điều trị và có biểu hiện cải thiện nhiều hơn nhưng tình trạng khò khè vẫn không dứt hẳn.

hình ảnh

Sức khỏe em bé đã ổn định, ảnh: ZN

Cho tới gần đây, bé gái có biểu hiện sốt, ho, thở mệt nên được gia đình đưa vào nhập bệnh viện địa phương điều trị 2 tuần nhưng không cải thiện nên đã được chuyển viện lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Tại đây, các bác sĩ ghi nhận tình trạng hiện tại của trẻ là thở mệt; co lõm ngực 56 lần/phút; chỉ số SpO2 88%; phổi ran rít ngáy, ẩm, nổ; nhịp tim nhanh 170 lần/phút. Đặc biệt, kết quả chụp phim X-quang phổi cho thấy bệnh nhi bị viêm phổi phải nhiều hơn trái, ứ khí phổi trái. Còn kết quả chụp CT scan phổi ghi nhận nhiều tổn thương dạng đông đặc ở thùy trên và giữa phổi phải; phổi trái xẹp một số vùng, ứ khí; phế quản thùy dưới phổi trái có hình ảnh lấp đầy phế quản, các bác sĩ nghi ngờ có dị vật đường thở.

Sau đó, bác sĩ chẩn đoán trẻ bị viêm phổi nặng và theo dõi dị vật đường thở “bỏ quên” đã lâu. Bệnh nhi được hỗ trợ hô hấp thở áp lực dương liên tục, bổ sung kháng sinh, khí dung thuốc giãn phế quản.

hình ảnh

Hình ảnh CT scan phổi của bé, ảnh: ZN

Đến khi bé được ê-kíp bác sĩ nội soi đường thởt thì bác sĩ đã gắp ra được một dải thịt có kích thước 1×0,5 cm nằm ở phế quản gốc bên trái trong cơ thể bệnh nhi. Sau khi nội soi gắp dị vật thành công, em bé đã bớt khó thở, giảm dần thở oxy sau đó bé đã tự thở khí trời như bình thường.

Khi nhận được thông tin về tình trạng của bé, gia đình cũng hết sức bất ngờ. Theo như người mẹ có kể lại, bé gái này có thói quen tự ăn một mình từ lúc 14 tháng tuổi và trong quá trình đó, gia đình không ghi nhận được trẻ bị hội chứng xâm nhập như ho, sặc sụa, tím tái.

Đối với trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, bệnh viện Nhi đồng Thành phố, khuyến cáo phụ huynh lưu ý khi cho trẻ ăn cần chế biến thức ăn nhuyễn nhỏ và quan sát khi con đòi tự đút ăn một mình. Bởi vì trẻ còn nhỏ nên trong quá trình ăn uống vẫn có thể xảy ra các sự cố mà nếu như không được theo dõi kĩ sẽ không thể kiểm soát được, để rơi vào các tình huống như em bé nói trên.

Bác sĩ khuyến cáo, nếu gia đình thấy con em mình có các biểu hiện như ho, khò khè tái phát nhiều lần tái đi tái lại thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, làm xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân như hen suyễn, viêm tiểu phế quản, vòng mạch (mạch máu quấn quanh đường thở), trào ngược dạ dày thực quản, dị vật đường thở bỏ quên,…chứ không nên để trẻ kéo dài thời gian ở nhà.

Sẽ có những rủi ro xảy ra mà chúng ta không thể nào kiểm soát hết được đâu bà con ạ.

Theo WTT

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X