Lại thêm 2 bé 4 tuổi đuối nước ở hồ cá Koi, không cứu kịp: Chủ nhà phát hiện là con hàng xóm kế bên

Chủ nhà đã vớt hai cháu lên và đưa đi viện cấp cứu. Do ngạt nước trong thời gian khá lâu, hai cháu đã không qua khỏi.

Trẻ từ 3 tuổi trở lên có thiên hướng khám phá rất mạnh mẽ, cho dù đó là chiếc vòi nước trong nhà tắm hay một lọ trừ sâu trước sân nhà đều rất đáng tò mò trong mắt trẻ. Điều quan trọng là ngoài việc đảm bảo tất cả những thứ có hại phải nằm ngoài tầm với của trẻ thì cha mẹ phải luôn nhắc nhở con không được tự ý rời nhà khi không có sự đồng ý của cha mẹ. Nó cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ phải luôn đặt con trong tầm quan sát của mình.

Ở nhiều vùng, trẻ con có thể từ nhà này sang nhà kia chơi rất bình thường. Nhưng có lẽ các mẹ sẽ nghĩ lại, bởi vì khi con rời cha mẹ thì cha mẹ không thể đảm bảo an toàn cho con, chẳng hạn như sự việc đáng tiếc mới xảy ra vào tối 8/2.

Em đọc trên Vietnamplus thì vào khoảng 17 giờ 30 phút ngày 8/2, hai cháu bé Lê Khang N. cùng với Đoàn Anh K. (sinh năm 2019, khu 7, phường Cao Xanh, Quảng Ninh) đi ra ngoài chơi. Đến khoảng 18 giờ 10 phút cùng ngày, gia đình không thấy các cháu đâu nên đã đi tìm. Tuy nhiên không tìm thấy con đâu cả. Đến 19 giờ, anh Cao Văn L., nhà gần đó, phát hiện có hai cháu bé nằm nổi trên mặt bể cá koi nhà mình. Gia chủ đã vớt hai cháu lên và đưa đi viện cấp cứu. Do ngạt nước trong thời gian khá lâu, hai cháu đã không qua khỏi.

hình ảnh

Ngay sau khi nắm bắt được sự việc, các lực lượng chức năng và các đoàn thể đã có mặt tại nơi xảy ra vụ việc hỗ trợ, động viên gia đình hai cháu nhỏ. Chính quyền, các lực lượng chức năng của phường Cao Xanh và thành phố Hạ Long đã có mặt tại hiện trường cùng gia đình lo hậu sự cho hai cháu. Em đọc trên Thanh Niên thì một người dân sống gần hiện trường vụ việc cho biết, hồ cá nhà anh L. không quá sâu. 

Trước đó, ngày 4/2, ở Quảng Yên (Quảng Ninh) cũng xảy ra vụ việc đuối nước thương tâm khiến 2 cháu bé cùng 7 tuổi không qua khỏi. Sự việc đáng tiếc này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc gia đình giám sát, quản lý và giáo dục trẻ nhỏ. Hai cháu bé chỉ mới 4 tuổi nhưng đi cả buổi chiều mà gia đình không hay biết, đây là điều cư dân mạng đặt câu hỏi và bình luận:

“Con mới có 4 tuổi mà dám để con đi chơi một mình. Bậc làm cha mẹ quá tất trách.”

“Tại sao 2 đứa trẻ con hàng xóm lại có thể vào được nhà này mà không ai biết vậy?”

“Bọn trẻ con nó thích cá lắm, thích động vật nhỏ, nhiều khi không để ý là chạy ra xem, xem rồi muốn sờ muốn thò tay xuống nữa.”

“2019 là nó mới có 3-4 tuổi mà sao người nhà thả nhong nhong đi chơi trong hẻm rồi, chủ quan quá, mấy đứa này phải canh nó kĩ lắm, hiếu động lắm.”

“Bằng tuổi con mình đau lòng thật, chỗ mình trẻ con đi chơi đầy. Con mình có bao giờ dám kệ cho chơi một mình đâu, toàn phải đứng canh vì điều gì cũng có thể xảy ra”

“Chủ nhà cũng kỳ, làm mà không che chắn gì khác gì bẫy người khác. Biết nhà mình luôn mở cửa trống hoác mà chơi thú xa xỉ này cũng không biết đường xây thanh chắn lại, nên mới ra nông nỗi này”

“Cha mẹ không trông coi kỹ, 2 đứa nhỏ đi mất không ai biết, rồi xây cái hồ phải che lại à, bạn ở nước ngoài hay sao á?”

“Để tôi cho chồng tôi đọc, chứ ổng la tôi hoài á, tại vì con vừa bước ra khỏi cửa là tôi phạt ngay. Đơn giản vì tôi nghỉ lỡ như con tp6o nó cũng đi qua nhà hàng xóm có hồ cá như vậy thì sao. Tôi cài chuông báo động của camera, mỗi lần nó thò chân ra cam nó hú lên tôi ra lôi vô. Muốn đi chơi, ba mẹ rảnh mới dẫn đi, còn không là trong nhà chơi. Đáng trách nhất là ba mẹ. Con mới 4 tuổi để đi rong như vậy con rớt hồ đến nổi lên như vậy cũng mấy tiếng chứ đâu phải mới xảy ra”

hình ảnh

“Dưới quê đầy ý, bị gì thì lại trách người ta cẩu thả để cho đứa trẻ gặp nạn còn bản thân là phụ huynh của trẻ thì cứ lấy công việc ra để làm bia đỡ đạn cho sự vô tâm ích kỉ thiếu trách nhiệm của bản thân. Mà thắc mắc thật ý kiểu mình hơi tí không thấy con là đi tìm ngay, lo không rời mắt được mà sao này mới 3 4 tuổi mà chả ai trông cứ thả rông vậy nhỉ”

“Các bé đang độ 3,4 tuổi rất nghịch với hiếu động sơ hở cái là có chuyện. Xưa tnhà mình cũng xây cái hồ cá nhỏ, con nít cả xóm tới chơi coi cá. Đút con ăn uống sữa. Gia đình mới lấp đất lại không nuôi cá nữa. Xong mấy bà nói ích kỉ không muốn cho con họ coi nên lấp, có cái hồ làm thấy ghê”

“Khổ thân 2 đứa bé không biết nằm đó bao lâu vẫy vùng không ai hay. Khổ cả gia chủ tai bay vạ gió giờ không biết xử trí cái bể cá thế nào, chắc cũng ám ảnh cả đời”

“Nhiều người ngộ ghê luôn. Chủ nhà xây để chơi cũng bị chửi. Trong khi hàng xóm qua chơi không để mắt tới con mình cái hỏi sao chủ nhà hỏng xây lan can. Người ta xây nhà người ta ở chứ bộ tham quan hả?”

Ở độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi, trẻ sẽ trở nên độc lập hơn và bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến người lớn và trẻ em bên ngoài gia đình. Chúng sẽ muốn khám phá và hỏi về những thứ xung quanh nhiều hơn. Sự tương tác của chúng với gia đình và những người xung quanh sẽ giúp hình thành tính cách cũng như cách suy nghĩ và hành động của riêng chúng. Trong giai đoạn này, trẻ có thể đi xe ba bánh, sử dụng kéo an toàn, nhận biết sự khác biệt giữa bé trai và bé gái, tự mặc quần áo và cởi quần áo, chơi với những đứa trẻ khác, nhớ lại một phần câu chuyện và hát một bài hát.

Khi con trở nên độc lập hơn và dành nhiều thời gian hơn cho thế giới bên ngoài, điều quan trọng là cha mẹ và trẻ phải biết các cách để giữ an toàn. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi này:

Nói cho con biết lý do tại sao việc tránh khỏi dòng xe cộ là điều quan trọng. Nói với con không chơi trên đường phố hoặc chạy theo những quả bóng đi lạc.

Hãy thận trọng khi cho con đi xe ba bánh. Giữ trẻ trên vỉa hè và tránh xa đường phố, luôn đội mũ bảo hiểm.

Kiểm tra thiết bị sân chơi ngoài trời. Đảm bảo không có bộ phận lỏng lẻo hoặc cạnh sắc.

Luôn quan sát con, đặc biệt là khi bé chơi bên ngoài.

Hãy an toàn trong nước. Dạy con bơi, nhưng hãy luôn quan sát bé khi bé ở trong hoặc xung quanh bất kỳ vùng nước nào (bao gồm cả hồ bơi dành cho trẻ em).

Dạy con cách an toàn khi ở gần người lạ.

Giữ con ngồi trên ghế ô tô quay mặt về phía trước bằng dây đai cho đến khi trẻ đạt đến giới hạn chiều cao hoặc cân nặng tối đa mà nhà sản xuất ghế ô tô cho phép. Sau khi con lớn hơn, sẽ đến lúc trẻ phải ngồi trên ghế nâng, nhưng vẫn ở ghế sau của xe.

Theo WTT

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X