10 xét nghiệm mẹ bầu nên làm đủ để thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ yên tâm chờ ngày con chào đời

Những lần khám thai rất cần thiết để theo dõi sự phát triển của thai nhi, trong đó có 10 xét nghiệm mẹ bầu cần làm để chẩn đoán sớm và sàng lọc dị tật thai nhi.

Người mẹ mang thai được khuyên nên làm đủ các xét nghiệm, siêu âm để tầm soát nguy cơ dị tật cho thai nhi. Có không ít trường hợp đáng tiếc xảy ra cho trẻ sơ sinh do mẹ bầu bỏ qua những lần xét nghiệm này. Các chuyên gia cũng cho biết dù siêu âm đầy đủ cũng khó phát hiện được dị tật thai nhi sớm.

Chính vì vậy, bà bầu cần thiết phải làm thêm các xét nghiệm kết hợp siêu âm để sớm phát hiện sớm và chính xác dị tật thai nhi.

Những trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Việc làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh là cần thiết ở phụ nữ mang thai, riêng những trường hợp dưới đây thì gần như sàng lọc là điều bắt buộc:

Kết quả hình ảnh cho xét nghiệm sàng lọc trước sinh

– Gia đình từng có tiền sử bị dị tật bẩm sinh

– Mẹ bầu có tiền sử sinh non, sẩy thai, thai lưu

– Người mẹ mang thai ở độ tuổi trên 35

– Đang sử dụng hoặc làm việc trong môi trường có hóa chất

– Người mẹ bị nhiễm virus

– Mẹ bầu từng tiếp xúc với chất phóng xạ

– Thai phụ có hút thuốc lá.

10 xét nghiệm trước sinh để chẩn đoán, sàng lọc thai nhi

Tùy theo từng thời điểm của thai kỳ, người mẹ sẽ được chỉ định làm các cuộc xét nghiệm khác nhau. Trong số các xét nghiệm cần thiết suốt thai kỳ, phải kể đến:

1. Xét nghiệm tiền thai sản

Kết quả hình ảnh cho xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Xét nghiệm đầu tiên mà phụ nữ cần làm trước khi thụ thai là xét nghiệm sàng lọc di truyền. Mục đích của xét nghiệm này để sàng lọc di truyền, đảm bảo cơ thể có đủ sức khỏe cho việc mang thai.

Không chỉ người vợ mới làm xét nghiệm tiền thai sản mà ngay cả người chồng cũng cần làm để đảm bảo rằng cơ thể cha mẹ không có mầm bệnh gây rối loạn di truyền. Trong đó, phổ biến hơn cả là các bệnh lý: xơ nang, bệnh thiếu máu, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh Tay – Sachs,…

Xét nghiệm quan trong tiếp theo mẹ cần làm trước khi thụ thai hoặc cần làm sớm trong thai kỳ là thử máu (CBC). Xét nghiệm này giúp mẹ xác định được một loạt các chỉ số quan trọng như số lượng bạch cầu, hồng cầu. Dựa theo kết quả của các chỉ số hemoglobin, hematocrit, số lượng tiểu cầu, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả cuối cùng. Trong đó:

– Hemoglobin là một dạng protein có trong máu làm nhiệm vụ cung cấp oxy, Hematocrit là dung tích hồng cầu trong cơ thể. Nếu kết quả cho thấy 2 chỉ số này thấp nghĩa là người mẹ đang bị thiếu máu hoặc thiếu sắt, điều này có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

– Tiểu cầu có vai trò làm đông máu. Khi số lượng tiểu cầu thấp, bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm để đưa ra giải pháp chữa trị thích hợp nhất.

2. Xét nghiệm yếu tố Rh (Rhesus)

Kết quả hình ảnh cho Những trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
Rh (Rhesus) là yếu tố chỉ tình trạng protein trong máu. Thông thường kết quả này là dương tính, tuy nhiên chỉ chiếm 85%. Nếu kết quả của mẹ bầu là âm tính, mẹ bầu sẽ được làm xét nghiệm kỹ hơn. Kết quả thường cho thấy như sau:

Bình thường: Mẹ (Rh+), bố (Rh+) => con (Rh+)

Bình thường: Mẹ (Rh-), bố (Rh-) => con (Rh-)

Bình thường: Mẹ (Rh+), bố (Rh-) => con (Rh+ hoặc Rh-).

Tùy thuộc vào kết quả, bác sĩ sẽ giúp mẹ đưa ra giải pháp khắc phục sớm và hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên mẹ nên sớm làm các cuộc xét nghiệm sau đây trong 3 tháng đầu tiên. Bao gồm các xét nghiệm sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV/ AIDS, giang mai, bệnh lậu, herpes viêm gian B hoặc C, và Chlamydia.

3. Xét nghiệm virus Rubella

Kết quả hình ảnh cho xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Đây là xét nghiệm mẹ bầu cần làm ở tuần thai thứ 8. Virus Rubella có thể ảnh hưởng thai nhi, gây các khuyết tật bẩm sinh như điếc, đục thủy tinh thể,… Các chuyên gia khuyên mẹ nên làm xét nghiệm này trước khi mang thai hoặc xét nghiệm sớm trong thai kỳ (ở tuần thai thứ 8).

Vacxin Rubella không nên tiêm cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, khi bà bầu đã tiêm ngừa vắc-xin này không nên có thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm.

4. Xét nghiệm CVS

Đây là xét nghiệm ở tuần thai thứ 10 – 12, thời gian diễn ra không quá 30 phút, bằng cách lấy mẫu lông nhung màn đệm để xác định các bất thường ở nhiễm sắc thể. Thông qua máy siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim thai. Tuy nhiên, sau xét nghiệm, mẹ có thể cảm giác đau ở vùng bụng, bị chuột rút,…

Trong trường hợp có những dấu hiệu bất thường kèm theo như chảy máu âm đạo, nổi mẩn, sốt,…cần báo ngay với bác sĩ để có biện pháp khắc phục sớm vì đây có thể là nguyên nhân gây dọa sẩy, sẩy thai.

Vì mức độ rủi ro khó tránh khỏi, xét nghiệm CVS bắt buộc áp dụng ở phụ nữ mang thai trên 35 tuổi và những người có tiền sử mắc bệnh về gen hoặc sinh con bất thường.

5. Siêu âm đo độ mờ da gáy

Đây là xét nghiệm được diễn ra ở tuần thai 11 – 14. Siêu âm này giúp chẩn đoán sớm nguy cơ mắc bệnh Down. Đồng thời, xét nghiệm này cũng giúp phát hiện những bất thường xảy ra ở vùng bụng hoặc hộp sọ.

Thông qua cuộc xét nghiệm này, mẹ cũng có thể quan sát thấy các bộ phận của thai nhi như đầu, các chi trên màn hình siêu âm. Từ kết quả đo độ mờ gáy ở thai nhi, bác sĩ cũng theo đó để xác định người mẹ có cần làm thêm các xét nghiệm chọc ối hoặc CVS hay không. Nếu có, các xét nghiệm này sẽ diễn ra vào tuần thai 16 – 17.

6. Xét nghiệm chọc ối

Kết quả hình ảnh cho chọc ối

Xét nghiệm chọc ối nên làm ở tuần thai 16 – 20 sẽ cho kết quả chính xác đến 99% về các vấn đề rối loạn nhiễm sắc thể, nhất là chẩn đoán, sàng lọc được bệnh Down. Đồng thời, xét nghiệm này cũng giúp phát hiện sớm các bệnh xơ nang, bệnh Tay – Sachs, hồng cầu hình liềm.

Đây là những nguyên nhân gây khuyết tật ống thần kinh bao gồm dị tật cột sống và khiếm khuyết bán cầu não.

Bác sĩ sẽ dùng một mũi kim mỏng, dài và rỗng để xuyên qua phần bụng, tử cung của người mẹ để lấy ra một lượng nước ối. Xét nghiệm này cũng có thể gây nguy cơ dọ sảy, tuy nhiên tỷ lệ rất thấp. Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi bắt buộc làm xét nghiệm này.

7. Xét nghiệm AFP

Xét nghiệm AFP là xét nghiệm mẹ bầu bắt buộc thực hiện ở tuần thai thứ 20 để phát hiện sớm khuyết ống thần kinh, bệnh Down ở thai nhi, thiểu ối, hoặc các biến chứng có thể làm tăng nguy cơ thai lưu. Xét nghiệm này sẽ giúp kiểm tra lượng Alpha-fetoprotein có trong nước ối, trong máu thai nhi và máu của người mẹ.

Phụ nữ mang thai ở tuổi trên 35, có tiền sử hoặc gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, phụ nữ bị tiểu đường, phụ nữ đang sử dụng các loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi là những đối tượng cần làm xét nghiệm AFP.

8. Xét nghiệm glucose

Xét nghiệm glucose ở tuần thai 28 sẽ giúp mẹ xác định mình có bị bệnh tiểu đường thai kỳ hay không. Theo nghiên cứu, có khoảng 2 – 5% phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh này.

Trường hợp kết quả cho thấy chỉ số glucose trong máu cao, điều này không đồng nghĩa mẹ đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ thường chỉ định thai phụ làm thêm xét nghiệm dung nạp đường khi mang thai để đưa ra kết quả chính xác nhất.

Người mẹ được khuyến cáo nên làm xét nghiệm này để phòng nguy cơ trẻ sinh ra gặp phải các vấn đề về hô hấp, giảm canxi, đa hồng cầu, các bệnh về tim, thậm chí là tăng nguy cơ sinh non, thai lưu.

9. Xét nghiệm Streptococcus nhóm B (GBS)

Có khoảng 25% phụ nữ mang thai bị nhiễm vi khuẩn liên cầu B, đây là loại vi khuẩn sống trong trực tràng, ruột âm đạo. Mẹ bầu nên làm xét nghiệm Streptococcus nhóm B (GBS) này khi thai được 35 – 37 tuần để biết rằng người mẹ có đang nhiễm vi khuẩn liên cầu B hay không. Phụ nữ có biểu hiện vỡ ối sớm trước tuần 37, sốt trong quá trình chuyển da, tiền sử sinh con dị bệnh được khuyến cáo nên làm xét nghiệm này.

10. Đo huyết áp

Kết quả hình ảnh cho đo huyết áp mẹ bầu

Có khoảng 7% phụ nữ mang thai, nhất là những mẹ lần đầu mang thai hoặc mang đa thai bị tiền sản giật. Dấu hiệu để nhận biết là huyết áp cao và lượng protein có trong nước tiểu. Do vậy, kiểm tra huyết áp cũng là một xét nghiệm mẹ bầu không được bỏ qua trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ lẫn thai nhi.

Kết quả đo được:

110/70 – 120/ 80: Sức khỏe người mẹ bình thường.

Trên 140/90: Người mẹ bị cao huyết áp, đây là dấu hiệu cho thấy mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật[/li]

Để bảo vệ thai kỳ thành công, mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua 10 xét nghiệm thai kỳ trên đây nhé! Chúc các mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh nhất!

Theo GĐM

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X