11 câu nói con cần nghe mỗi ngày để nên người, tài đức vẹn toàn

Trong số hàng ngàn từ mà chúng ta thốt ra với con cái mỗi ngày, có những từ ngữ đủ sức mạnh giúp con mạnh mẽ và thông minh hơn, tử tế và tự tin hơn.

1. Sẽ ổn cả thôi

5gueyx2XS8nMaZftIl1eFeT_nCsJ-aijzewZC5Aqt-CftJm-y235qHgGO9Oqxt9PVFkgDNEOM3nLZa9Djh9S21bmbXQvdA

Trẻ con vô thức khi có những hành vi xấu, những trò nghịch phá vô tội vạ. Mỗi lần gây ra lỗi lầm, các bé vẫn cứ hồn nhiên như thể biết chắc rằng “Cho dù con thế nào mẹ cũng yêu con thôi”.

Nhưng người lớn chúng ta lại không dễ kiềm chế như vậy. Tất cả đều giận dữ và hét toáng lên vào mặt con. Nhưng nếu bình tĩnh và chọn lựa từ ngữ tốt đẹp, đầy yêu thương để đối mặt với vô vàn tình huống trớ trêu con bày ra, mẹ sẽ thấy điều kỳ diệu đến.

Được mẹ an ủi vỗ về khi con phạm sai lầm bé sẽ trưởng thành với tâm hồn đầy yêu thương, không sống trong nỗi sợ hãi và mạnh mẽ đương đầu với tất cả để đạt được thành công.

2. Mẹ yêu con

g8GwgijhnjzlPpYJOIiQHc0eMxHr_bK7SaMmXICWhqiU_8jiJUyWNUap12WMno0RayFirIHvmO00BAsb4Iu5dND_t21j

Mẹ yêu con, 3 từ này cũng như vị thuốc thần kỳ đối với sự phát triển của một đứa trẻ. Điều quan trọng là mẹ phải đồng hành cùng với con trong tất cả các hành động của một ngày sống, bao gồm: dành thời gian cho con, chơi đùa cùng con, cười với con, ôm hôn con, hỏi han về các vấn đề của con và hỗ trợ con nếu bé cần sự giúp đỡ của mẹ.

3. Con làm tốt lắm

Ftn8w0ENGntslSZbngU6MrcSvoMxxnSB3Zx0cfxxZOx9U6fXRFpq1SvP_HsPHXusgKp21MYYmN8cTF-CNfGND8-0pRnFQUU

Giữa câu “Liệu liệu mà dọn sạch giường ngủ của con đi” và câu “Con dọn phòng gọn gàng quá nè! Làm tốt lắm!”, bạn sẽ chọn câu nào để nói với con?

Nghiên cứu cho thấy những câu nói thể hiện sự cổ vũ và đặt niềm tin sẽ đem đến sự khích lệ thật sự đối với những đứa trẻ. Bằng cách này các bé hiểu rằng mọi nỗ lực của mình đều được đánh giá cao. Từ đó, trẻ sẽ càng cố gắng hơn nữa để đạt được những mục tiêu trong cuộc sống.

4. Mẹ xin lỗi con

jPbOnWCnFwIJjDDvvZUolcOo3KgJKPbUADqPiflQmLg9vMumN3YOVworKC-fEzXe2xmkaBPSAgGOwLiJPWSg4pneSo-YYw

Dù khi đã làm cha mẹ, chúng ta vẫn là con người, và tất cả đều có thể phạm sai lầm. Điều quan trọng là phải biết can đảm thừa nhận chúng và yêu cầu sự tha thứ từ các con.

Bằng cách này, chúng ta sẽ cho các con thấy rằng chúng đáng được tôn trọng và thật sự được tôn trọng. Xin lỗi cũng là cách bố mẹ dạy con biết thừa nhận sai lầm của mình để xin sự tha thứ và nhìn vào đó để không bao giờ lặp lại.

5. Con cứ khóc đi!

Pc0hVAeCAZ23aZ5LASTL5AuAGipUcIrsmCUkgcE5F5bFujf6Nx8cWW-xEy6oeqUkOhOLW2M_Xf0GtHrVwlO6jTYVNG7zLw

Kiềm nén cảm xúc sẽ gây ra những ức chế dẫn đến cảm xúc tiêu cực, gây ra các chứng bệnh về thần kinh và tâm lý. Một đứa trẻ hoàn toàn có quyền được tức giận, buồn bực, khóc lóc. Con được phép tỏ ra mình buồn khi một món đồ chơi nào đó bị mất.

Cấm con khóc khi trong lòng buồn bực chết đi được là một cấm đoán phi lý của bố mẹ. Hãy nghĩ xem, khi buồn bạn không thể khóc thì có chịu đựng được không? Nhiệm vụ của cha mẹ là dạy con mình thể hiện cảm xúc của bản thân mà không làm hại ai chứ không phải đưa ra lệnh cấm.

6. Mẹ tin con làm được

pQ5vBmq09ie-xA7Civ5YX7d5pIMuXm8NYx6dQoUhaNZV6uSaFNnrJ9XbWgGguEx25eA1WvMQ0FHhj6fh_HNuqR9Awc0vKA

Tất cả mọi người trên thế giới đều sợ hãi một điều gì đó. Chỉ có lòng dũng cảm mới có thể giúp họ đối mặt và vượt qua được nỗi sợ của chính bản thân mình.

Điều quan trọng nhất là phải cho con hiểu được rằng không thể không có nỗi sợ nào trong con người của một ai đó. Nếu con sợ điều gì đó, hãy cùng con chia sẻ những kỷ niệm với nó, trải nghiệm nó để học cách vượt qua nỗi sợ hãi của chính con.

7. Con chọn đi nào!

PBPsqK4Cf03RcRYVubDJIoRgKM3E3iHsq6debqqLaAqRSsQuhvfuOurj41JD6c90Fe1R0uvGQQq_Kjxg0P6PuHN_E4YegVY

Bằng cách cho trẻ quyền lựa chọn, các bà mẹ sẽ dạy cho con mình biết cách lắng nghe tiếng nói của chính mình và không ngần ngại từ chối những lời đề nghị trái với niềm tin, cách sống hoặc mong muốn của mình.

Những đứa trẻ không được phép lựa chọn ngay từ nhỏ, lớn lên sẽ sống trong sự thụ động, dễ phụ thuộc và đương nhiên sẽ dễ dàng bị thao túng bởi quyền lực của người khác.

Khi bố mẹ đòi hỏi con sự vâng lời răm rắp hãy tự hỏi xem con mình làm được gì và là con người thế nào sau 20 nữa. Bạn có thực sự muốn con luôn nghe theo mọi người mà không cố gắng bảo vệ chính kiến của bản thân dù nó đúng hoặc có tính cách mạng?

8. Con từng làm rất tốt mà!

6CglWJ7uzp6mB3NDRsgxITeqUjSlaQiUeXWGAV1g6WrOPSYRMKviQiWstQTyUeekpL3qPoseVE_s-jVQmidhXYiKvf1e8A

Bằng cách nhắc nhở con về những thành công đã đạt được trong quá khứ, bạn sẽ thuyết phục con mình tin về sức mạnh tiềm ẩn trong mình. Điều đó giúp trẻ vượt lên giới hạn hiện tại của bản thân để làm tốt hơn nữa và đạt được nhiều mục tiêu mới trong cuộc sống.

9. Không sao đâu, thử lại nào!

CNNs8N2R8ZZZvZsZAOqMswfG5P44PMEPF9Jg0XAobMzoGMWmHwSVXvXLHKL7KXuH7JBqMJrGgKxZmzbJumR8FuMHKt0coQ

Không sao đâu, thử lại lần nữa nào! Một lần nữa, bạn đang nhắc nhở con tin tưởng vào chính mình! Ngay lúc này bạn sẽ không hiểu hết giá trị của câu nói này nhưng đó là câu thần chú bạn nên nói với con mỗi khi bé thất bại hoặc thảm bại.

Các bé cần phải nhận ra rằng tất cả những ai muốn đạt được thành công đều ít nhất mắc phải 1-2 sai lầm nào đó. Từ sự sai lầm, nó sẽ xây dựng sự kiên trì và phát triển những phẩm chất quan trọng trong một con người.

Mặc dù vậy, quan trọng nhất là phải cho con thấy thất bại của con không hề làm suy suyển tình yêu mẹ dành cho con.

10. Con cảm thấy thế nào?

oztpn-X7TdYBcRh4I86QZqlew7za3Fy8B2N9SYEfrOZl619XlTkkZ7tZ8GzZvT2SbhtV93n4OxBeDQWWZlc9iEJ9EShdQQ

Con cảm thấy thế nào? Ngày hôm nay con có vui không? Những câu hỏi như vậy sẽ góp phần gần gũi thêm cảm xúc giữa mẹ và con.

Đó cũng là cách mẹ dạy con mình bộc lộ và gọi tên cảm xúc của mình. Cuối cùng, nó là chất xúc tác mạnh mẽ để một đứa trẻ nhạy cảm hơn với cảm xúc của mình và của người khác. Đó chính là trí tuệ mà mọi người vẫn gọi là EQ.

11. Con tự làm được rồi đó!

ackEkEV1hG2YFjNA52YsCgG7Raewwi92d2CXldhDTC0PNEGJiWXiG4ZHndsAUNfZ5jEY7EMega99Xno1i95EWL_nS96yrA

Cha mẹ thường sử dụng đại từ “chúng ta” (mình) để kể về những gì xảy ra trong cuộc sống: “Mình đi học mẫu giáo nào”, “Mình bắt đầu học thôi”. Khi con còn nhỏ, cảm giác đồng hành của mẹ với con, hình ảnh hai mẹ con rất hữu ích cho sự phát triển của trẻ và thậm chí điều đó lại rất cần thiết cho sự sống còn của bé.

Tuy nhiên, khi con lớn hơn, điều đó lại trở thành sự cản trở. Con cần nhận thức rõ khả năng tự lực quan trọng ra sao trong cuộc sống.

Các nhà tâm lý học tin rằng mục tiêu của giáo dục là dạy đứa trẻ trở thành cha mẹ của chính mình. Và bước đầu tiên để dạy con điều đó chính là phải đổi đại từ xưng hô từ “chúng ta” sang “chính con”.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X