12 điều chắc chắn sẽ xảy ra nếu mẹ sinh thường, bầu bí lần đầu nên đọc ngay để chuẩn bị tâm lý nè

Dưới đây là tất tần tật những điều sẽ xảy ra trong phòng sinh thường. Các mẹ sinh lần đầu nhất định nên đọc để chuẩn bị cho các tình huống khỏi lóng ngóng nhé!

Đi đẻ luôn là cơn ác mộng của mọi bà bầu. Các cụ có câu “khổ tận cam lai” cấm có sai. Để có trái ngọt là đứa con kháu khỉnh, mẹ chẳng những mang nặng 9 tháng 10 ngày mà còn phải trải qua cơn đẻ đau “hết hồn hết vía”.

Và khi bước chân vào phòng đẻ, mẹ sẽ chỉ còn một mình, không có chồng hay người thân bên cạnh. Vậy, mẹ đã biết điều gì sẽ chờ đợi mình ở phòng đẻ chưa?

Kết quả hình ảnh cho sản phụ chờ sinh

1. Mẹ được mặc đồ sinh của bệnh viện

Mẹ sẽ có váy dành cho mẹ bầu riêng của bệnh viện khi vào phòng sinh và cả lúc nằm viện, vậy nên mẹ không cần mang nhiều đồ, chỉ cần chuẩn bị một bộ thật đẹp để dành cho ngày xuất viện là được.

Quần áo đang mặc, kể cả giày dép của mẹ sẽ được gởi trả cho người nhà giữ hộ. Ngoài ra, bệnh viện cũng sẽ lo cho mẹ bầu khăn giấy, bỉm và đồ lót mặc 1 lần. Hãy yên tâm sử dụng chúng nhé.

2. Cạo sạch “cô bé”

Đây là điều chắc chắn mẹ sẽ được làm ở phòng sinh thường. Những mẹ bầu có “kinh nghiệm” do được người khác truyền lại sẽ chủ động làm sạch lông ở đây trước khi sinh, nhưng nếu mẹ chưa biết điều này thì các y tá sẽ giúp mẹ làm làm sạch “cô bé” một cách chuyên nghiệp. Điều này là cần thiết để bác sĩ không bị cản trở tầm nhìn khi đỡ đẻ và không làm vướng trong quá trình thăm khám cần thiết cho mẹ.

Kết quả hình ảnh cho sản phụ thử máu

3. Thử máu

Việc thử máu sẽ xảy ra nếu bạn chưa thử máu trước khi sinh một tháng. Xét nghiệm máu nhằm giúp bác sĩ nắm được cụ thể tình hình sức khỏe sau cùng của mẹ và bé để đảm bảo an toàn cho cả hai, phòng các bất trắc có thể xảy ra.

4. Tháo thụt để đẩy phân

Trước khi chính thức nhận giường nằm chờ sinh, y tá sẽ giúp mẹ bầu bơm thuốc tháo thụt ruột để đẩy phân ra ngoài. Điều này nhằm giúp mẹ bầu không bị khó chịu khi sinh hoặc không mắc “đi nặng” lúc chuyển dạ.

5. Khám “cô bé”

Khám âm đạo là một thao tác cần thiết để bác sĩ biết được độ giãn nở tử cung và dự đoán được thời gian lâm bồn của mẹ bầu. Cách khám là bác sĩ sẽ đưa ngón tay đeo găng vào cửa mình để xác định độ giãn nở của tử cung. Lúc này, có thể mẹ bầu sẽ gồng mình vì cảm thấy không quen và xấu hổ, đặc biệt khi gặp bác sĩ nam. Nhưng nếu mẹ không thả lỏng chỉ khiến cho việc thăm khám gặp khó khăn hơn thôi.

Mỗi lần sinh con có thể bị khám khá nhiều lần, nên các mẹ hãy chuẩn bị tinh thần để đối mặt với chuyện này nhé. Có sao đâu, chỉ là việc cần thiết thôi mà.

Kết quả hình ảnh cho khám trong

Mẹ nhớ đọc để quá trình sinh khỏi bỡ ngỡ nha (Ảnh minh họa)

6. Đo cử động thai

Đo cử động thai sẽ được các nữ hộ sinh tiến hành bằng cách gắn các dây nhợ và dụng cụ chuyên môn quanh bụng khoảng 45 phút. Trong lúc đó mẹ bầu cần nằm im và chịu đựng cơn đau đẻ kéo đến. Việc này chỉ cần đo 1, 2 lần nhưng bác sĩ sẽ thường lui tới để đo tim thai, cử động thai… bằng ống nghe hay bằng tay… Nếu mẹ thấy đau nhiều, hãy nói điều này với bác sĩ để được thăm khám cẩn thận và quyết định sinh kịp lúc nhé.

7. Vào phòng sinh

Hình ảnh có liên quan

Khi tử cung đã mở đủ rộng, chừng 4-6 phân thì mẹ sẽ được chuyển hẳn vào phòng sinh. Một số nơi sẽ cho một người thân được vào cùng nhưng một số nơi thì mẹ sẽ trải qua chuyện này cùng với bác sĩ.

Nếu sinh mổ thường thời gian vào phòng mổ sẽ tiến hành ngay sau khi tháo thụt, xét nghiệm. Nhưng nếu sinh thường thì phải đợi tử cung mở đủ rộng.

Các y bác sĩ sẽ luôn bên cạnh để hỗ trợ cũng như hướng dẫn cho mẹ trong suốt quá trình sinh. Sau khi sinh, mẹ sẽ được uống một cốc sữa nóng để lấy lại sức và chuyển sang phòng hậu phẫu.

8. Bấm ối giúp chuyển dạ nhanh hơn

Bấm ối là thao tác được tiến hành trong phòng sinh nhằm giúp cho quá trình chuyển dạ xảy ra nhanh hơn. Đây chỉ là cách làm cho nước ối chảy ra trong quá trình sinh con và giúp cho bé ra ngoài dễ dàng hơn nếu mẹ bầu không tự vỡ ối.

9. Mẹ phải cởi… tất tần tật

Điều này cũng xảy ra trong phòng sinh. Nếu bạn nghĩ sẽ giống trong các bộ phim khi mẹ bầu đi đẻ mỗi người 1 phòng và quần áo chỉn chu thì bạn đã lầm đấy.

Có thể mẹ bầu sẽ phải nằm không mảnh vải che phần dưới trên bàn đẻ hay áo váy xộc xệch. Lúc này, quả thực chẳng còn ai quan tâm đến mẹ trông thế nào nữa ngoại trừ quá trình sinh nở diễn ra như thế nào và những cơn đau khủng khiếp ra sao.

10. Rạch tầng sinh môn

Kết quả hình ảnh cho rạch tầng sinh môn

Bác sỹ sẽ quan sát tình trạng đáy chậu của mẹ, từ đó quyết định có rạch tầng sinh môn hay không. Rạch tầng sinh môn là thủ thuật giúp em bé chui ra dễ dàng hơn, ít gặp biến chứng sinh nở.

11. Rặn đẻ

Đây chính là cơn ác mộng kinh khủng nhất trong phòng sinh thường. Khi tử cung đã mở rộng hoặc đã được rạch cho đủ rộng, lúc này bác sĩ sẽ hối thúc mẹ rặn đẻ để tạo đà cho em bé chui ra ngoài. Mẹ hãy chuẩn bị sẵn tinh thần rằng những cơn đau đẻ và rặn đẻ chẳng khác nào chết đi sống lại đâu ạ.

Tuy nhiên, mẹ hãy cố hết sức bình sinh, “rặn cơn nào ra cơn nấy” thì sẽ đỡ mất sức hơn nhiều, em bé cũng được sinh nhanh chóng hơn đó ạ.

12. Về phòng hậu phẫu và được gặp con lần đầu tiên

Kết quả hình ảnh cho sản phụ

Cuối cùng, mẹ cũng đã vượt cạn thành công và giờ mẹ sẽ được chuyển về phòng hậu phẫu để chờ đợi cuộc gặp mặt đầu tiên với nhóc con của mình. Bạn sẽ nằm tại phòng này khoảng 4-6 giờ. Lúc này mẹ đã có thể thoải mái nghỉ ngơi, nếu cảm thấy khỏe thì hãy ngồi dậy cho con bú nhé.

Khi sức khỏe ổn định mẹ bầu sẽ được chuyển sang phòng riêng. Và người thân, bạn bè lúc này sẽ thoải mái đến thăm. Nhưng dù sao mẹ cũng nên hạn chế nói chuyện nhiều để tránh mệt mỏi nhé. Nếu thấy cần thiết, mẹ có thể nghỉ ngơi mà không cần cho mọi người biết phòng sinh của mẹ ở đâu.

Theo GĐM

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X