13 điều để thương mẹ sinh mổ nhiều hơn: Nhiễm trùng, đau đớn, tăng tỷ lệ trầm cảm

Dưới đây là 13 điều hầu hết mẹ sinh mổ đều phải trải qua. Nắm rõ giúp mẹ chuẩn bị sẵn sàng cả về tâm lý và thể chất để quá trình đón bé yêu được tốt nhất.

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Bất kể là chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ thì việc sinh con cũng là phép màu và người mẹ luôn mong điều tốt nhất sẽ đến với con mình.

Ngoài việc người mẹ chủ động chọn sinh mổ thì còn có nhiều lý do bất khả kháng mà mẹ buộc phải sinh mổ. Với một người mẹ phải sinh mổ sẽ có thể trải qua một số điều dưới đây, thậm chí là đủ cả 13 điều.

1. Nó có thể xảy ra với bất cứ ai

Không ai có thể chắc chắn mình sẽ sinh thường hay sinh mổ. Phương pháp sinh mổ được chỉ định trước nếu ngôi thai không thuận, khung xương chậu hẹp, biến chứng thai kỳ, sức khỏe người mẹ bị đe dọa theo cách nào đó,…

Thông thường, sản phụ được chỉ định sinh mổ khẩn cấp trong các trường hợp như chuyển dạ yếu, tử cung sắp vỡ hoặc thai nhi bị thiếu oxy.

2. Đó là một cuộc phẫu thuật nghiêm trọng

P1-6asnG2a-ZqHDSCsNhzBj54qeYVZN69pd1G8-AVEAGUAcTUOwR2XvaW6aHe0v_6nVllahC4MU5eSO3dQ3tkEZmX_ma72k

Ngày nay, phương pháp sinh mổ rất là phổ biến. Hoạt động này đòi hỏi phải gây tê tủy sống hoặc gây mê nội khí quản. Bụng mẹ sẽ có một vết cắt sâu.

Bác sĩ sẽ tiến hành rạch từng lớp da, sau khi hoàn tất sẽ khâu lại vết thương. Các bước sinh mổ nghe có vẻ kinh khủng nhưng mẹ sẽ không nhìn thấy gì vì phần dưới của cơ thể sẽ được chắn bởi một màn chắn. Điều duy nhất mẹ sẽ thấy là em bé của mình.

3. Mẹ sẽ có một ống thông

oX7Wv4P7AOnssT90s177X0I1a3qzMA4sB60nf1scmf5b2UooOdmj6bsmC7g2IWtapJi6FRUyX3LAXaSa1-vh2u1Kh7pwypY

Một phần quan trọng trong các bước sinh mổ là đặt ống thông vào bàng quang. Đừng lo lắng, điều này được thực hiện để làm trống bàng quang. Việc đặt ống thông sẽ gây áp lực lên tử cung, việc này là cần thiết để tử cung co bóp tốt hơn sau khi sinh con. Đồng thời giúp giảm nguy cơ gây hại trong quá trình mổ lấy thai.

4. Chồng có thể ở bên trong suốt ca mổ

9uoUJnofo5xnB4zN5-cSOB3gy5lPVLz6F-yK5c04HRm8VZUK3XrV6AzLs9_ARFBJKhvMtuxTsFN6hFfG_cAt-Gp22rgJ

Chồng của các mẹ có thể có mặt trong một ca sinh mổ cũng như sinh thường. Thứ nhất là có thể động viên, hỗ trợ khi mẹ cần. Thứ hai là có thể giúp ông bổ tham gia vào quá trình người vợ sinh con để hiểu sự hy sinh của người vợ.

5. Nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn

kww7Hi0n7ITzoEz3DHEvsKSztlqcte7dwhGw_i8Mi42kiqlTTEPbhVt-Uu9If9lqlenJkzPr27jlnTJ9yhoMgSJGXMD1iA

Nguy cơ phát triển nhiễm trùng sau sinh mổ cao hơn so với sinh thường. Có tới 15% phụ nữ bị nhiễm trùng. Phụ nữ mắc bệnh béo phì có nhiều nguy cơ hơn. Do đó, các bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh cho mẹ sau sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

6. Mẹ có thể cần thuốc giảm đau

Bất kỳ việc sinh nở nào cũng liên quan đến nỗi đau nhưng thật không may, sản phụ sinh mổ có nhiều khả năng bị đau sau khi sinh con. Đau lưng và đau bụng có thể kéo dài đến vài tháng sau phẫu thuật.

Vì vậy, điều quan trọng là phải uống thuốc giảm đau. Nhưng mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ và chọn những loại thuốc không gây hại cho em bé trong thời gian cho con bú.

Lời khuyên là mẹ nên dùng thuốc giảm đau thường xuyên hơn trong vài ngày đầu đừng đợi đến khi thấy đau mới dùng.

7. Mẹ phải di chuyển cẩn thận hơn sau sinh mổ

JnJgdo2ugf84C_fPal34cmmn908sHqLjZqNcxrKKL1_2YjjSx2UW8WFuDKs1n2qcOO0yO1PBE4MWeI1iIseHEzF7E7Giag

Vài tuần đầu sau sinh mổ, mẹ phải đi lại nhẹ nhàng và cẩn thận. Thực tế những ai sinh mổ chịu đau đớn rất nhiều và có một vết cắt sâu trong quá trình mổ lấy thai do đó phải kiểm soát vấn đề đi lại.

Vận động mạnh có thể gây đau, kéo dài thời gian hồi phục vết thương. Trong vài tuần đầu, mẹ không bê, vác hoặc làm việc gì quá nặng.

8. Mẹ chịu trách nhiệm cho vết mổ của mình

8DbjfD-cpv-rJm5q1dm4jtjRaDn2kkM_82bM7JAurlUSkHvFzWkJrVdeAS-tbr1F4FRzbcBKpoDOdD90FbNKKLIEbd8McGo

Để chỉ khâu nhanh lành và tránh nhiễm trùng, mẹ phải chăm sóc vết mỗi ngày. Thay băng ít nhất một lần một ngày. Nếu vết thương bị ướt hoặc bẩn, mẹ cần thay thêm vào ban ngày. Nhẹ nhàng rửa khu vực này bằng xà phòng và nước và lau khô bằng khăn. Chọn đồ lót và quần có lưng thấp hơn hoặc cao vết khâu.

9. Mẹ có thể gặp khó khăn khi cho con bú

KmKNtLZAqZ_Bsg1-Rf1JAPsWrkUv8odMRTFpkvbNZrWMuflgtle4fv__z6kwXUpsEiWKgDIxCGdEv8DDCt8FYdVtozZ1GQ

Có thể có sự chậm trễ trong sản xuất sữa, thậm chí trong vài ngày. Do đó, điều quan trọng là phải cho em bé vào vú càng sớm càng tốt. Mẹ cũng có thể khó cho con bú vì cơn đau sau sinh mổ.

10. Hệ thống miễn dịch của bé yếu hơn

2HDAn4X4aJT6osx5tKThsPVnT1bLcXY1HyiuMdIlGP146blPDqvE3oUT1tazE5RhWoBSZePYPVFQ0ogosPSWTSCxcFsmZQ

Trẻ em được sinh mổ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và hen suyễn. Trẻ sinh mổ có nhiều khả năng bị rối loạn chuyển hóa. Trẻ cũng có thể cần hỗ trợ hô hấp vì có thể có vấn đề với hô hấp.

11. Mẹ có thể phải sinh mổ trong lần sinh tiếp theo

Mẹ có thể có cơ hội sinh con qua ngã âm đạo sau khi sinh mổ. Tất nhiên, điều này sẽ mang theo những rủi ro nhất định. Nếu mẹ càng có nhiều lần sinh mổ trước đó, mẹ càng ít có khả năng sinh thường. Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có quyết định chọn phương pháp sinh.

12. Mẹ có thể bị trầm cảm sau sinh

vTC4YADnIRSAv66aapE5MRtdRjA6hXF_lN_hn5Rj8Y-Jx-KV71xAVZT3zuWXY6_ho25JWAwOjsJoI1nJ8Mxt0B9gF913cQ

Các mẹ có thể ngạc nhiên khi biết rằng sinh mổ làm tăng tỷ lệ trầm cảm sau sinhđến tới 15%. Tất cả điều này ảnh hưởng đến cách người mẹ chăm sóc em bé, mối quan hệ của mẹ với con và sự gắn kết giữa mẹ và bé.

Đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng. Ngoài ra, điều này có thể phát triển thành một tình trạng mãn tính và có thể ảnh hưởng lâu dài đến người mẹ.

13. Mẹ không cần phải tự trách hay cảm thấy xấu hổ

Điều cuối cùng cũng không kém phần quan trọng, mẹ đừng bao giờ tự trách mình vì không thể sinh thường. Đừng cảm thấy xấu hổ vì điều đó chẳng có gì bất thường.

Sự thật là mẹ đã sinh em bé, ngay cả khi đứa trẻ được lấy ra từ bụng chứ không phải đi qua ngã âm đạo. Điều quan trọng vẫn là mẹ đã có thể nhìn thấy con khỏe mạnh chào đời và bắt đầu trở thành một người mẹ.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X