27 triệu chứng thai kỳ không trừ một ai, bố biết để thương mẹ nhiều hơn nhé!

Trong thời gian mang thai, người phụ nữ sẽ phải đối mặt với 27 triệu chứng thai kỳ dưới đây, tùy theo cơ địa của từng mẹ bầu mà mức độ cũng sẽ khác nhau.

Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của người phụ nữ lại, song bà bầu cũng phải đối mặt với nhiều sự thay đổi diễn ra trong cơ thể.

Đây là những triệu chứng thai kỳ bình thường, tuy nhiên, chúng có thể để lại biến chứng nếu bà bầu không chăm sóc tốt.

Do vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng này sẽ giúp bà bầu chuẩn bị tâm lý thật tốt trong giai đoạn mang thai, đồng thời giúp mẹ có biện pháp chăm sóc, bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh để có một thai kỳ thành công nhất.

1. Ốm nghén

Triệu chứng ốm nghén, nôn mửa vào buổi sáng thường xuất hiện từ tuần 6 đến khoảng tuần 12. Sau thời gian này, các triệu chứng nghén sẽ giảm đi và dần biến mất. Nguyên nhân không rõ ràng, tuy nhiên, có thể giải thích là sự gia tăng nồng độ hoocmone HCG, tâm trạng lo lắng của thai phụ.

27-trieu-chung-thai-ky-khong-tha-mot-ai-xem-truoc-con-chuan-bi-tam-ly-thai-nghen-02

Trong thời gian này, bà bầu cần tránh thực phẩm khó tiêu, dễ gây buồn nôn, nên uống một cốc sữa ấm, hoặc tách trà gừng, một ít bánh quy vào buổi sáng khi thức dậy. Nếu ốm nghén nặng, mẹ nên đi khám bác sĩ.

2. Mệt mỏi

Sự thay đổi các hoocmon thai kỳ estrogen và progesterone trong giai đoạn đầu mang thai sẽ dễ gây ra cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra nguyên nhân có thể là do suy dinh dưỡng, ít tập thể dục, thiếu máu, tâm trạng của người mẹ không tốt.

Mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, có một giấc ngủ trưa hoặc dành thời gian thư giãn, tránh làm việc quá sức. Bà bầu nên ăn các loại thực phẩm có lợi, ăn đầy đủ các bữa, đi ngủ sớm.

3. Căng thẳng

Mẹ bầu sẽ dễ có cảm giác căng thẳng, thường xuyên lo âu, tâm trạng dễ thay đổi trong thai kỳ. Ngoài nguyên nhân do sự thay đổi hoocmon thai kỳ, mẹ bầu sẽ bắt đầu nghĩ ngợi nhiều thứ.

Nào là về sự phát triển của thai nhi, lo lắng về ca sinh và làm thế nào để trở thành một bà mẹ tốt,… Tất cả sẽ tạo thành một tổ hợp các yếu tố khiến mẹ dễ căng thẳng trong thai kỳ.

27-trieu-chung-thai-ky-khong-tha-mot-ai-xem-truoc-con-chuan-bi-tam-ly-thai-nghen-01

Để giúp vợ mình trải qua những rắc rối thai kỳ, chồng nên thường xuyên động viên và lắng nghe các vấn đề từ vợ, nên đưa ra lời khuyên cho bà bầu và cùng vợ chuẩn bị kế hoạch thật tốt để đón con khi chào đời. Bố nên xây dựng cho mẹ chế độ ăn uống lành mạnh và giúp vợ có nhiều thời gian để thư giãn.

4. Nhức đầu

Có nhiều nguyên nhân gây nhức đầu như các kích thích tố, mất nước, đói, mệt mỏi, viêm mũi, căng thẳng.

Mẹ bầu nên cố gắng ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng ở các bữa ăn, uống nước nhiều hơn. Ngoài ra, bạn hãy bảo chồng xoa mặt, cổ vai để xoa dịu các cơ đau và giảm tình trạng đau đầu.

5. Khó thở

Sự gia tăng hoocmon thai kỳ progesterone sẽ làm giãn cơ ngực và mở rộng phế quản để phục vụ nhu cầu vận chuyển máu đến phổi. T.ử cu.ng sẽ lớn dần gây sức ép cho cơ hoành.

Trong khi đó đây là phần ở giữa bụng và ngực, hoạt động nhịp nhàng với phổi để đảm bảo nhịp thở đều đặn. Khi t.ử cu.ng lớn làm cơ hoành bị hạn chế dễ gây nên hiện tượng khó thở.

Bà bầu đừng hoảng hốt mà làm gì vội vàng khi thấy mình khó thở. Thay vào đó, hãy thở chậm và sâu, ngồi thẳng và đẩy vai về phía sau, tránh không mang vác nặng nề trong lúc có triệu chứng thở gấp.

6. Tim đập nhanh

Trong thai kỳ, đôi khi mẹ sẽ có cảm giác tim đập nhanh, hạ huyết áp, thậm chí là ngất xỉu. Triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn do t.ử c.ung lớn dần gây chèn ép tim, phổi, gia tăng gánh nặng cho tim.

Ngoài ra, t.ư th.ế ngồi sai khiến các mạch máu mở rộng dẫn đến lưu lượng máu đến não không tốt. Hơn nữa, thời gian mang thai, lưu lượng máu của mẹ bầu tăng cao nên tim phải hoạt động nhiều hơn để đưa máu đi khắp cơ thể, đây cũng là nguyên nhân làm tim đập nhanh.

Lượng đường trong máu thấp dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim, thiếu máu,…

Trong sinh hoạt, bà bầu nên dần dần tập thay đổi thói quen của mình. Để phòng tránh lượng đường trong máu thấp, bà bầu nên nằm nghiêng về bên trái.

7. Thèm ăn

Thai nhi lớn dần trong bụng mẹ, nhu cầu dinh dưỡng cũng từ đó tăng lên, do vậy, cảm giác thèm ăn là điều khó tránh khỏi. Bà bầu cần nhiều hơn các dưỡng chất như như canxi, sắt, vitamin,…Đó cũng là lý do mà các mẹ sẽ thường có cảm giác thèm ăn.

27-trieu-chung-thai-ky-khong-tha-mot-ai-xem-truoc-con-chuan-bi-tam-ly-thai-nghen-04

Trong chế độ dinh dưỡng, bạn nên ăn ít thức ăn trong các bữa nhưng cần thường xuyên hơn, nghĩa là nên chia nhỏ các bữa. Các thực phẩm tốt carbohydrate như gạo, bánh mì, khoai tây, mì ống,.. đều tốt cho bà bầu và tránh các loại thực phẩm có đường. Nếu mẹ bầu thèm một món ăn lạ, mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia.

8. Tiết nước bọt

Tiết nước bọt hay gọi là chứng “ptyalism”, đây là hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu có chứng ốm nghén trong 3 tháng đầu mang thai.

Mặc dù không ảnh hưởng thai nhi nhưng nó làm bà bầu khó chịu vì đôi khi mẹ sẽ cảm thấy gối mình bị ướt sau một đêm ngon giấc và thường xuyên có nguy cơ chảy dãi như em bé. Nếu rơi vào trường hợp này, mẹ nên ăn ít hơn, thay vào đó là chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

9. Viêm nướu

Sự thay đổi hoocmon estrogen, lưu lượng máu gia tăng, cơ thể người mẹ mang thai rất dễ nh.ạy c.ảm, do vậy, khi có vết trầy xước hoặc thức ăn thừa rơi vào khoang miệng sẽ dễ gây nhiễm trùng, chảy m.áu, viêm nướu.

Trong trường hợp này, mẹ bầu nên đổi sang dùng bàn chải mềm, rửa bằng nước súc miệng, chăm sóc răng bằng chỉ nha khoa. Chế độ dinh dưỡng nên bổ sung các thực phẩm protein, trái cây, rau quả và cần thiết thì đến khám nha khoa.

10. Ợ nóng

Ợ nóng hay còn gọi là chứng trào ngược axit, thường xảy ra từ tuần 2 đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự gia tăng đột ngột hoocmon progesterone làm giảm chức năng của hệ tiêu hóa.

Đồng thời, thai nhi lớn dần gây sức ép t.ử c.ung dẫn đến chèn ép dạ dày làm các axit có trong dạ dày trào ngược và trở lại vào thực quản. Khi đó, bạn có cảm giác cổ họng bị nóng.

Để chữa trị và phòng tránh, mẹ nên tránh các thực phẩm dễ gây ợ nóng như các món cay, nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa. Mẹ bầu nên ăn ít trong mỗi lần ăn và ăn chậm lại. Khị bị nóng ở ngực, mẹ nên uống một cốc sữa hoặc nước ấm để làm giảm triệu chứng. Nếu các triệu chứng không cải thiện thì nên đi khám bác sĩ.

11. Đầy hơi

Sự gia tăng hoocmon progesterone là nguyên nhân gây tình trạng đầy hơi ở bà bầu. Ngoài ra, nguyên nhân là do không khí trong dạ dày, v.i khu.ẩn trong ruột già tiêu thụ thức ăn khi ruột non chưa kịp xử lý. Hoặc, một số thực phẩm dạng kiềm như sữa sẽ gây phản ứng với axit trong dạ dày

Bà bầu cần tránh ăn thực phẩm dễ gây đầy hơi. Khi bị đầy hơi, mẹ nên uống trà bạc hà hoặc trà hoa cúc.

12. Táo bón

Nguyên nhân gây táo bón thai kỳ là do sự gia tăng hoocmon progesterone khiến thức ăn được giữ lâu hơn trong hệ tiêu hóa.

Đồng thời, thai nhi càng lớn sẽ càng chiếm không gian của đường ruột khiến ruột chịu nhiều áp lực hơn, từ đó chất thải khó qua đường ruột để đi ra ngoài. Ngoài ra, chứng trào ngược axit dạ dày vào thực quản gây cảm giác nóng rát ở ngực, uống vitamin, sắt cũng là nguyên nhân gây táo bón.

Để phòng ngừa và trị táo bón thai kỳ, bà bầu nên ăn nhiều chất xơ như rau quả tươi, uống nhiều nước hoặc nước ép. Và đi vào phòng vệ sinh khi cần thiết.

13. Bệnh trĩ

Bệnh trị thường phổ biến từ tháng 4 – 6 của thai kỳ, nguyên nhân gây ra là do tăng nồng độ hoocmone progesterone và t.ử c.ung lớn lên gây sức ép lên các tĩnh mạch.

Từ đó dẫn đến lưu lượng máu trong hậu môn không tốt, áp suất trong động mạch cao hơn. Và táo bón cũng là nguyên nhân làm bệnh trĩ thêm nặng

Phụ nữ mang thai thường cố sức rặn khi đi vệ sinh làm căng cơ, dễ gây r.ách động mạch, do đó phân kèm theo m.áu làm mẹ có cảm giác đau.

Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung nhiều chất xơ, uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Tình trạng nặng nên đi khám bác sĩ.

14. Huyết trắng

Tình trạng khí hư, huyết trắng thường xuất hiện khi thai được 4 tháng, nguyên nhân do tăng estrogen gây k.ích th.ích sản xuất chất nhầy trong cổ t.ử c.ung hoặc có thể do nhiễm trùng.

Nếu do sự xuất hiện của dịch tiết â.m đ.ạo thì chất nhờn sẽ hơi đục, có mùi hoặc gây ngứa. Nếu nguyên nhân là nhi.ễm trù.ng do bệnh lậu sẽ kèm theo nước tiểu có màu đục với mùi khai nồng nặc.

Trong sinh hoạt, mẹ nên làm sạch vùng kín, không dùng ngón tay để thụt rửa âm đạo. Nếu có những biểu hiện khác thường và cho đó là triệu chứng do nhiễm trùng như sự thay đổi màu sắc dịch tiết â.m đ.ạo có màu vàng, màu xanh lá cây, đục như sữa và có mùi hôi, bạn nên đến khám bác sĩ.

15. Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một trong những triệu chứng thai kỳ thường gặp trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân là do t.ử cu.ng mở rộng gây áp lực lớn khiến bàng quang bị siết chặt. Ngoài ra, sự gia tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu, nó làm bà bầu dễ đi tiểu.

Tình trạng này thường kéo dài cho đến tuần 12 của thai kỳ, sau đó các triệu chứng sẽ giảm, khi này bàng quang bớt bị gây sức ép. Tuy nhiên, khi thai được 7 – 8 tháng, người mẹ sẽ đi tiểu thường xuyên hơn. Vì khi kích thước bào thai phát triển, đầu của em xoay vào xương chậu gây siết chặt bàng quang một lần nữa.

Nếu quan sát thấy các triệu chứng như tiểu không tự chủ, sốt, buồn, đau lưng,,…bạn nên đi khám bác sĩ.

16. Thường xuyên đi tiểu

Trong thời gian mang thai, người mẹ sẽ có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn là do sự thay đổi nội tiết tố làm cho lựng máu đến thận tăng nhanh, khiến bàng quanh nhanh đầy hơn. Lưu lượng máu của bà bầu thường tăng hơn 50% so với lúc trước mang thai nên mẹ sẽ dễ đi tiểu hơn.

Hình ảnh có liên quan

Ngoài ra, các cơ vùng chậu và thành t.ử c.ung giãn nở kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn. Do đó, nhiều mẹ thường có cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm.

Mẹ nên uống nước nhiều hơn và đi tiểu thường xuyên, không nên nhịn tiểu, duy trì các bài tập đáy xương chậu để giúp cơ đáy chậu rắn chắc. Khi đi tiểu, mẹ nên ngồi nghiêng người về phía trước để nước tiểu được đi hết ra ngoài.

17. Giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch thường xuất hiện trong ba tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân gây ra bởi sự gia tăng hoocmon progesterone. Cơ trơn của động mạch không hoạt động tốt, dẫn đến lượng máu lưu thông đến phần dưới cơ thể cũng không tốt.

Bào thai phát triển làm t.ử c.ung chèn ép lên các tĩnh mạch ở vùng chậu và chân gây suy giãn tĩnh mạch. Đó là nguyên nhân gây nên hiện tượng đau và sưng phù ở chân.

Mẹ nên ngủ ở t.ư th.ế thoải mái nhất và nâng chân trong khoảng 5-10 phút. Đi bộ cũng giúp các mạch máu được lưu thông tốt hơn. Không nên ngồi hoặc đứng một t.ư th.ế quá lâu. Xoa bóp bắp chân để giảm các cơn đau. Tăng cường vitamin C và tập luyện thai kỳ thường xuyên.

18. Đau ngực

Trong thai kỳ, mẹ sẽ có cảm giác đau vùng xương dưới ngực là do t.ử cu.ng mở rộng gây ảnh hưởng đến xương.

Khi đó, mẹ nên chọn loại áo v.ú phù hợp kích cỡ của ngực, ngồi thẳng lưng để cho phần xương dưới ngực có nhiều không gian. Ngoài ra, mẹ bầu có thể ngồi trên sàn và thực hiện thao tác nắm tay trên đầu. Mẹ nên nhờ bố kéo cánh tay từ từ và nhẹ nhàng.

19. Tê chân, tay

27-trieu-chung-thai-ky-khong-tha-mot-ai-xem-truoc-con-chuan-bi-tam-ly-thai-nghen-03

Tê chân, tay là hiện tượng thai kỳ thường gặp trong tháng 5 – 6 của thai kỳ. Nguyên nhân là do thai nhi càng lớn, thai phụ càng tăng cân gây chèn ép mạch máu làm cản trở quá trình tuần hoàn máu làm bàn chân, tay dễ bị tê mỏi.

Một số động tác giúp giảm cảm giác tê là xòe rộng 5 ngón tay trong khoảng 2 – 3 giây, sau đó nắm tay lại. Khi ngủ, mẹ bầu có thể thả tay xuống giường. Ngoài ra, tham khảo sự chỉ định của bác sĩ để bổ sung vitamin B6 cũng là cách giúp hạn chế nguy cơ bị tê chân, tay.

20. Đau xương chậu

Đau xương chậu thường xảy ra trong thời gian chuẩn bị sinh nở. Cơn đau xuất hiện có thể là do em bé đang xoay đầu để di chuyển vào vùng xương chậu, gây va đập và bàng quang nên mẹ bầu dễ có cảm giác đau.

Để giảm triệu chứng, mẹ nên đi tiểu thường xuyên để làm rỗng bàng quang. Mẹ có thể sử dụng một cái chăn hoặc túi ngủ để lót dưới nệm hoặc giường. Ngoài ra, khi ngủ nên kê gối chiếc dưới đầu gối. Khi lên giường ngủ, người mẹ nên gập đầu gối và nhẹ nhàng thả mình xuống giường.

21. Đau bụng

Thai nhi càng lớn càng kéo t.ử cu.ng co giãn làm căng 2 dây chằng tròn 2 bên là nguyên nhân khiến mẹ có cảm giác đau bụng.

Để xoa dịu cơn đau, mẹ bầu nên cố gắng massage nhẹ ở bụng. Nếu bị đau bụng nhiều, mẹ nên tìm gặp bác sĩ.

22. Đau lưng

Đau lưng là hiện tường thường gặp ở cuối thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như thói quen vận động ( đi bộ quá sức, nâng đồ nặng,…); đứng, ngồi sai tư thế; t.ử cu.ng phát triển lớn hơn, người mẹ phải ngả lưng, căng cơ nhiều, các gân ở các khớp vùng xương chậu bị kéo giãn để chuẩn bị cho việc sinh nở.

Để giảm và phòng tránh đau lưng, bà bầu cần tránh làm việc nặng, dành thời gian thư giãn, xoa bóp lưng, t.ư th.ế đi, đứng đúng, tập thể dục để tăng cường cơ bắp. Nếu đau nhiều, mẹ có thể khám bác sĩ.

23. Đau thần kinh tọa

Thai nhi lớn dần gây áp lực vùng bụng dẫn đến đau thần kinh tọa. Mẹ có thể đắp gạc ấm lên vị trí bị đau, nghỉ ngơi nhiều, nằm đúng t.ư th.ế, nghiêng về bên không bị đau khi ngủ.

Bạn cũng có thể đặt một chiếc gối ở giữa 2 đầu gối để xương chậu thẳng và giảm áp lực cho các dây thần kinh hông. Ngoài ra, một số động tác nắn khớp, xoa bóp cũng giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, khi thấy các triệu chứng không cải thiện, mẹ nên đi khám.

24. Sưng phù

27-trieu-chung-thai-ky-khong-tha-mot-ai-xem-truoc-con-chuan-bi-tam-ly-thai-nghen-01

Sưng chân, mắt cá chân là do tắc nghẽn các mô trong cơ thể gây ra bởi các tác dụng của các nội tiết tố trong thai kỳ. Biểu hiện là sưng chân, căng các cơ. Bàn tay thường có biểu hiện sưng vào buổi sáng.

Khi đó, bạn đừng cố gắng nắm chặt tay vì có thể gây ra tình trạng viêm các ngón tay. Trong khi đó, bàn chân thường sưng vào buổi chiều và tối. Tình trạng này thường xảy ra nhiều hơn ở thai phụ ngồi hoặc đứng quá lâu so với những bà bầu có đi lại vận động.

Để giảm đau, bà bầu không nên mang giày cao gót, giảm lượng muối trong chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc.

25. Chuột rút

Chuột rút thường rất xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân gây nên như lượng máu lưu thông không tốt, cơ bắp mệt mỏi, chế độ dinh dưỡng không đủ chất do thiếu hụt canxi, mất cân bằng giữa canxi và photpho,…

Bà bầu nên uống nhiều sữa, thường xuyên đi lại, tránh ngồi một chỗ quá lâu, không để cơ thể bị lạnh hoặc sử dụng quá nhiều năng lượng.

Khi bị chuột rút, bà bầu nên dùng tay xoa bóp các cơ bắp, duỗi thẳng chân, nâng chân lên khỏi mặt đất một chút, sau đó hạ xuống dưới. Nếu chuột rút trong khi ngủ, mẹ bầu có thể dùng 2 chiếc gối để kê chân.

26. Ngứa và phát ban

Trong thời gian thai kỳ, người mẹ có thể bị ngứa và phát ban, các nốt ban là nguyên nhân khiến mẹ bị ngứa, nó có thể bắt đầu từ vùng bụng, xung quanh vùng da bị rạn. Các nốt ban này có thể sang lưng, mông, đùi. Thông thường ít gặp ở tay, chân và không bị ở mặt, bàn tay, bàn chân.

Nguyên nhân là do sự thay đổi các k.ích th.ích tố ở da làm da khô và thường xuất hiện trong cuối thai kỳ. Thân nhiệt tăng cũng là một nguyên nhân. Ngoài ra, một số dị ứng cũng có thể xảy ra do thực phẩm, xà phòng hoặc chất tẩy rửa.

Để điều trị, mẹ bầu nên uống nhiều nước, vệ sinh thân thể sạch sẽ. Sử dụng dầu gội để tắm thay vì dùng xà phòng sẽ gây khô da. Mẹ bầu có thể dùng vitamin E để làm kem dưỡng ẩm da, nên mặc quần áo với chất liệu mềm bằng cotton.

Khi bị ngứa, mẹ không nên gãi vì có thể gây vi.êm da. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường khác nên đi khám bác sĩ.

27. Rạn da

27-trieu-chung-thai-ky-khong-tha-mot-ai-xem-truoc-con-chuan-bi-tam-ly-thai-nghen-05

Sự thay đổi vùng da bụng cũng là một dấu hiệu thường gặp trong thai kỳ. Nguyên nhân do sự thay đổi các k.ích th.ích sắc tố da.

Biểu hiện rõ rệt với những vết rạn da chằng chịt ở một số vùng như: bụng, ngực, đùi, vùng n.úm v.ú, cổ, nách, háng, mặt. Thông thường, chúng sẽ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, một số thai phụ sẽ phải đối mặt với tình trạng rạn da trong thời gian dài.

Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hoocmon progesterone, làm phá vỡ độ đàn hồi của da, đồng thời do sự gia tăng trọng lượng đột ngột làm vùng da trên bụng bị rạn. Một số bà mẹ còn có cảm giác ngứa.

Để phòng tránh và giảm rạn da, bà bầu nên thường xuyên dưỡng ẩm da và kiểm soát tốt mức tăng cân của mình. Theo các chuyên gia, mức tăng cân chuẩn cho bà bầu trong suốt thai kỳ là 12kg.

Những việc mẹ bầu cần làm trong thai kỳ

– Chú ý đến tư thế sinh hoạt, dáng đi, đứng, ngồi cho đúng t.ư th.ế;

– Ăn uống đủ chất;

– Nghỉ ngơi hợp lý;

– Tránh làm việc quá sức;

– Ăn thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe;

Khi nào cần gặp bác sĩ

Nhận thấy các triệu chứng dưới đây, bà bầu cần đến gặp bác sĩ:

– Chảy m.áu â.m đ.ạo;

– Đau đầu dữ dội;

– Sốt cao;

– Nôn mửa liên tục;

– Tay, chân sưng nhiều, chân sưng không thể mang giày;

– Bị đau bụng hoặc chuột rút thường xuyên trong 24 giờ.

Tóm lại, các triệu chứng trong thai kỳ trên đây là những thay đổi sinh lý thường gặp trong thời gian mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ của các hoocmon.

Tùy theo cơ địa của từng người mà các mức độ cũng sẽ khác nhau hoặc có người sẽ vượt qua giai đoạn ốm nghén một cách suôn sẻ như chẳng có vấn đề gì.

Việc nhận biết các triệu chứng này sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác lo lắng cũng như chủ động có biện pháp phòng tránh tốt nhất.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X