3 mẹo hay các mẹ nên làm trước khi cho con tiêm vắc-xin để phòng ngừa sốt cao và sốc phản vệ

Để phòng sốt và các biến chứng sau tiêm phòng, mẹ nên áp dụng 3 mẹo dưới đây trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng.

Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh an toàn cho trẻ. Tùy theo thể trạng của từng bé mà trẻ có thể gặp phải một số biến chứng sau tiêm phòng. Để phòng các biến chứng như sốc phản vệ, sốt, co giật,… mẹ nên áp dụng một số mẹo sau đây trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng.

1. Ăn 1 quả trứng gà

3 ngày trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng, mẹ hãy luộc 1 quả trứng gà hoặc nấu cháo trứng gà cho con. Theo các bà mẹ từng áp dụng, cách này tuy đơn giản, nhanh gọn nhưng lại có hiệu quả trong việc phòng trẻ bị sốc do phản ứng với thuốc.

Tuy nhiên, rất khó đảm bảo trẻ có bị dị ứng với trứng hay không. Chính vì vậy mẹ phải theo dõi phản ứng khi cho trẻ ăn. Trứng gà chọn cho trẻ phải là trứng gà được làm chín và chỉ ăn lòng đỏ. Trường hợp trẻ ăn trứng gà có bị dị ứng cần báo cho bác sĩ.

2. Mẹ uống nước lá tía tô hoặc nấu cháo tía tô cho trẻ ăn

Ngoài ăn trứng gà, mẹ có thể nấu cháo tía tô cho trẻ ăn. Với các bé còn quá nhỏ, mẹ có thể nấu lá tía tô lấy nước uống, sau đó cho con bú. Bằng cách này, mẹ có thể giúp con phòng được sốt hoặc đau chỗ tiêm, đặc biệt là với các trẻ có da nhạy cảm.

Thông thường, sốt sẽ nhẹ và kéo dài 1-3 ngày sau tiêm, có trường hợp sẽ kéo dài lâu hơn.

– Cách 1: Cách ngày tiêm chủng của con 3 ngày, mẹ mua một ít lá tía tô về, sau đó ăn sống khoảng 10 lá. Nếu khó uống, mẹ có thể mua về đun nhừ, rồi pha loãng với nước để uống. Áp dụng theo 1 trong 2 cách này liên tục 3 ngày. Sau khi đưa con đi tiêm phòng về, mẹ cũng phải ăn hoặc uống thêm 2 hôm nữa.

Chất kháng sinh có trong tía tô được chuyển vào sữa giúp trẻ phòng được tình trạng bị sốt, trường hợp trẻ có sốt thì sẽ nhanh khỏi hơn.

– Cách 2: Với các trẻ lớn, mẹ có thể đun nước tía tô rồi pha loãng cho con uống, hoặc nấu cháo tía tô cho bé ăn.

3. Chú ý sức khỏe

Để phòng tránh sốc phản vệ cho trẻ, hầu hết các trường hợp sẽ không tiêm cho các bé không khỏe. Chính vì vậy, cách vài ngày trước khi đưa con đi tiêm phòng, mẹ nên chú ý theo dõi sức khỏe của con. Cụ thể, mẹ không nên cho con đi chơi xa, hạn chế ra ngoài nắng, không để con nghịch nước, phải ăn uống đầy đủ,…

Ngoài 3 mẹo trên đây, để việc tiêm phòng đạt hiệu quả cũng như phòng tình trạng sốc hoặc gặp biến chứng sau tiêm phòng, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

– Không nên để trẻ bú hoặc ăn quá no. Đặc biệt, không để trẻ đói vì có thể bị hạ đường huyết sau khi tiêm;

– Tắm rửa sạch sẽ cho bé trước khi con đi tiêm phòng để tránh trường hợp bị nhiễm trùng;

– Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để bác sĩ dễ dàng thao tác trong quá trình tiêm;

– Mang đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, sổ tiêm chủng của trẻ;

– Mẹ phải nhớ kỹ trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ để bác sĩ có thể đưa ra phương án phù hợp có nên hay hoãn tiêm. Đặc biệt, những lần tiêm trước nếu trẻ có bị sốt phải báo cho bác sĩ luôn.

Cuối cùng phải đánh giá được con nằm trong đối tượng bệnh nhi có thể phản ứng mạnh với thuốc tiêm có thể nguy hiểm đến tính mạng:

+ Động kinh

+ Mắc bệnh cấp tính

+ Mắc bệnh tim hay bất cứ bệnh lý nào khác.

Theo GĐM

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X