3 thời điểm cha mẹ không nên phạt đòn con, tổn thương sẽ thành SẸO, làm đau đến cả đời

Giáo dục của cha mẹ có vai trò định hướng cuộc sống, tạo nền tảng tương lai cho con. Có 3 thời điểm cha mẹ không nên phạt đòn con.

“Thương con cho roi vọt” từ rất lâu đã trở thành “kim chỉ nam” khi cha mẹ nuôi dạy con. Phương pháp giáo dục này kỳ thực trong một số trường hợp có thể đem lại hiệu quả. Nhưng về lâu dài, những hệ lụy đến tâm lý và tinh thần trẻ là điều khó tránh.

Chưa kể, nếu cha mẹ phạt đòn con trong 3 thời điểm dưới đây, hậu quả thật khó lường, thậm chí là phá hỏng cuộc đời con. Theo đó có 3 thời điểm cha mẹ không nên phạt đòn con bởi vì không những gây phản tác dụng mà còn tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần con trẻ.

1. Trước khi con 3 tuổi

Ảnh minh họa: Internet

Trẻ trước 3 tuổi như một tờ giấy trắng với sự hiểu biết chưa đầy đủ. Sự phát triển tinh thần cũng chưa hoàn hảo, khả năng hiểu biết càng hạn chế. Do đó không thể hoàn thành yêu cầu của cha mẹ.

Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ mất bình tĩnh và đánh con sẽ tạo thành cái bóng tấm lý ám ảnh khiến đứa trẻ trở nên rụt rè, nhút nhát, sống nội tâm, không có lợi cho sự phát triển lành mạnh thể chất và tinh thần.

2. Trẻ 6 – 12 tuổi

Ở tuổi này, ý thức tự giác của trẻ bắt đầu bén rễ. Khi được tiếp xúc với nhiều người lớn, quan điểm nhận thức của trẻ về mọi thứ xung quanh cũng dần thay đổi. Đây cũng là giai đoạn quan trọng cho sự hình thành tính cách của chúng. Đây là 1 trong 3 thời điểm cha mẹ tuyệt đối không nên phạt đòn con.

Trong quá trình này, đứa trẻ muốn khẳng định bản thân, muốn tìm kiểm sự đồng ý của cha mẹ. Vào thời điểm này, nếu cha mẹ la mắng hay đánh con, chỉ có 2 kết quả xảy ra:

Thứ nhất: Đứa trẻ không tin vào chính mình, trở nên sợ hãi và vô cùng thấp kém;

Tâm lý nổi loạn, không muốn giao tiếp với cha mẹ, trở nên cáu kỉnh và ương bướng

Cha mẹ nên dùng lời lẽ nhẹ nhàng để chỉ ra lý do vì sao con bị chỉ trích, vì sao con làm sai và làm thế nào để sửa sai.

3. Tuổi 12-18 tuổi

Giai đoạn vị thành niên 12-18 tuổi, các bé đang trong thời kỳ nổi loạn. Ý thức tự giác của chúng bị ảnh hưởng sâu sắc và chúng rất mong muốn được sự chấp thuận của người khác. Nếu cha mẹ không đồng ý, trẻ sẽ cố làm để chống đối hoặc thậm chí muốn thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ.

Vào giai đoạn này, cha mẹ không nên quá khắt khe khi dạy dỗ con cái. Thường xuyên la mắng, phạt đòn có thể khiến tâm lý nổi loạn của chúng trở nên trầm trọng dẫn đến làm một số điều cực đoan.

Lời khuyên cho cha mẹ là hãy kiên nhẫn hơn khi giao tiếp với con. Đứng từ góc nhìn của trẻ để giải quyết vấn đề, cố gắng hiểu trẻ, đối xử bình đẳng với con cái và sau đó nhẹ nhàng chỉ ra lỗi sai và gợi ý cách sửa chữa lỗi lầm.

Trên đây là 3 thời điểm cha mẹ không nên phạt đòn trẻ. Cách này không những không đem lại hiệu quả giáo dục mà còn dễ khiến con trở nên mặc cảm, tự ti, hay gắt gỏng, thích nói dối. Tin rằng, đó là tương lai mà không bậc cha mẹ nào muốn nhìn thấy.

1. Tính cách trở nên nhạy cảm và mặc cảm

Đứa trẻ sợ hãi cha mẹ, không còn tin tưởng bản thân, không dám làm điều gì, luôn muốn giữ suy nghĩ trong lòng và không muốn giao tiếp với người khác.

2. Tính khí trở nên gắt gỏng

Lời nói và hành động của cha mẹ sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ. Đứa trẻ học cách giải quyết vấn đề bằng những lời trách mắng hay phạt đòn. Trẻ có xu hướng trở nên trở nên gắt gỏng, hay khó chịu, xử lý mọi việc cực đoan.

3. Bị bắt nạt

Khi trẻ bị bắt nạt bên ngoài, chúng không dám chống trả. Cuối cùng, trẻ trở thành nạn nhân của những vụ bắt nạt hay bạo lực học đường.

4. Nói dối sợ bị trừng phạt

Vì sợ cha mẹ phạt nên trẻ sẽ có xu hướng nói dối để gạt cha mẹ. Lâu dần có thể phát triển thành thói quen. Thói quen xấu này sẽ không có lợi cho việc hình thành tính cách của trẻ.

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X