4 thời điểm quan trọng thai nhi mong được bố mẹ vỗ về, chăm sóc nhiều nhất

Có những thời điểm phát triển quan trọng thai nhi rất cần được cả bố lẫn mẹ quan tâm, vỗ về. Nếu yêu con, hãy nhớ kỹ để đừng vô tâm với con nữa nhé!

9 tháng 10 ngày con ở trong bụng mẹ có những thời điểm nhất định thai nhi bắt đầu có sự thay đổi đáng kể và phát triển vượt trội về mọi mặt. Lúc này bé rất cần được mẹ quan tâm, chăm sóc. Nếu các mẹ không nắm vững những cột mốc phát triển quan trọng này để tăng cường tương tác, điều chỉnh chế độ ngủ nghỉ, dinh dưỡng và trò chuyện với con nhiều hơn bé sẽ cảm thấy tủi thân lắm đấy!

Trong suốt thai kỳ nếu không có sự liên kết mạnh mẽ với người mẹ ở cột mốc phát triển quan trọng nhất, thai nhi sẽ chậm phát triển trí não và thụt lùi mức tăng trưởng theo chuẩn.

8 tuần đầu tiên khi mang thai

Kết quả hình ảnh cho 8 tuần đầu tiên khi mang thai

Đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm và quan trọng khi em bé trong bụng mới từ phôi thai dần dần biến đổi trở nên hình dáng cơ bản của một con người. Lúc này, bé chỉ là một sinh linh yếu ớt, rất cần được mẹ an ủi, chở che và quan tâm chăm sóc đặc biệt.

Bắt đầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8, tim và hệ thần kinh của con được hình thành và phát triển với tốc độ không ngừng. Đồng thời, các bộ phận như mí mắt, tai, ngón tay, ngón chân cũng dần dần được tạo thành và hoàn thiện hơn qua từng ngày. Trong thời gian này, tuy bé chưa thể nghe được nhưng mẹ nên có những hành động vuốt ve nhẹ nhàng, trò chuyện với con để giai đoạn đầu hình thành cơ thể, trí óc được trở nên vẹn tròn hơn.

Mẹ cũng hãy chú ý tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng đến từ những loại thực phẩm sạch vừa giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, đủ sức chăm sóc thai nhi vừa giúp con tránh bị dị tật thần kinh, cải thiện chất xám và là tiền đề cho sự phát triển hoàn thiện, nhanh chóng của thai nhi sau này.

Tuần thứ 18 của thai kỳ

Kết quả hình ảnh cho Tuần thứ 18 của thai kỳ

Nếu trong khoảng thời gian trước đó con vẫn ngoan ngoãn nằm “im lìm” nhận chất dinh dưỡng từ mẹ và âm thầm phát triển thì đến khoảng tuần thứ 18, chắc hẳn các mẹ sẽ vô cùng phấn khích và thích thú khi cảm nhận những hoạt động đầu tiên từ thai nhi.

Trong giai đoạn này, bé bắt đầu biết di chuyển, tung cú đá, co duỗi tay chân và vặn vẹo cơ thể. Các hoạt động thai máy ban đầu chỉ xuất hiện nhẹ nhàng như cảm giác đói, nhột bụng thì càng về sau sẽ càng rõ rệt và mạnh mẽ hơn. Thai máy cũng là một trong những cách thức giao tiếp của thai nhi đối với mẹ, giúp sợi dậy liên kết giữa mẹ và con được thắt chặt hơn.

Khi cảm nhận được những cú đạp, lộn nhào, quơ tay, múa chân trong bụng từ con, mẹ hãy cố gắng nhẹ nhàng đặt tay lên bụng và chơi với con nhiều một chút nhé. Bởi lẽ lúc này thai nhi có thể đang cố tình “làm nũng” hoặc muốn thư giãn, vui đùa cùng mẹ đấy ạ.

Tuần thứ 24 của thai kỳ

Kết quả hình ảnh cho Tuần thứ 24 của thai kỳ

Một trong những cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của con chính là ở tuần thứ 24. Tuần này con đã chính thức có khả năng lắng nghe, thật tuyệt vời đúng không nào các mẹ? Đến thời điểm này, thai nhi đã có những nhận thức đầu tiên về thế giới bên ngoài, con bắt đầu nghe rõ được những âm thanh của cuộc sống thường ngày, cảm nhận được tiếng nói của mẹ và cũng có những phản ứng đầu tiên với các loại âm thanh đó.

Ở giai đoạn này, mẹ hãy cố gắng thực hiện phương pháp thai giáo cho con nghe nhạc, khoa học đã chứng minh nếu được tiếp xúc với âm nhạc sớm, bé sẽ có chiều hướng phát triển các giác quan nhạy bén, tăng khả năng sáng tạo, biểu lộ cảm xúc và tư duy logic hơn hẳn những đứa trẻ khác. Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên lưu ý chỉ đến những nơi nhẹ nhàng yên tĩnh, có không khí trong lành, tránh xa các địa điểm quá náo nhiệt với những âm thanh lớn ồn ào có thể khiến con trong bụng bị giật mình, khó chịu.

Tuần thứ 32 của thai kỳ

Kết quả hình ảnh cho Tuần thứ 32 của thai kỳ

Ở tuần thứ 32, mẹ có lẽ đã cảm nhận rất rõ sự có mặt của con trong bụng mình và nô nức chuẩn bị “ti tỉ” các thứ để đón con chào đời. Trong khoảng thời gian này thai nhi đã có phần sẵn sàng và dần dần chuyển mình “lọt” xuống hướng cổ tử cung của mẹ, bé cũng có thể mở mắt và hứng thú với mọi chuyện xảy ra xung quanh hơn.

Mẹ cần tăng cường thời gian thư giãn, trò chuyện và vỗ về con để bé có thể an tâm và ngoan ngoãn nằm đúng hướng, đồng thời cũng tạo cho bản thân một tinh thần thoải mái, vui vẻ, không căng thẳng lo âu sẽ dễ dàng và thuận lợi cho cuộc vượt cạn đón con chào đời sắp tới hơn.

Những cách chơi đùa với con trong bụng giúp bé phát triển toàn diện

Kết quả hình ảnh cho vui đùa với thai nhi

Có một số cách chơi đùa với con trong bụng mà mẹ có thể cân nhắc, chọn lựa áp dụng để bé thích thú và phát triển toàn diện hơn trong thai kỳ:

– Vuốt ve bụng khi ngâm mình trong bồn tắm: Tắm là lúc cơ thể mẹ được thả lỏng trở nên thư thái, thoải mái nhất, vì thế lúc này thai nhi cũng cảm thấy hạnh phúc vui vẻ và rất muốn “dạo chơi” trong bụng mẹ.

– Kể chuyện và hát: Ngoài việc trò chuyện với thai nhi, mẹ cũng có thể hát một vài bài hát nhẹ nhàng hoặc kể những câu chuyện thú vị để giúp bé hứng thú hơn cũng như gia tăng sợi dây liên kết tình cảm giữa mẹ và bé.

– Khuyến khích bố tiếp xúc với thai nhi: Có nhiều ông bố rất ngại ngần và lúng túng trong việc trò chuyện, chơi đùa với con đang nằm trong bụng vợ. Mẹ hãy khuyến khích bố mạnh dạn vỗ về con bằng những việc đơn giản như áp tai vào bụng bầu, xoa bụng nhẹ nhàng hoặc ôm hôn, hát cho con nghe thường xuyên mỗi ngày sẽ giúp cả mẹ và con vô cùng hạnh phúc.

– Đáp trả lại chuyển động của con: Khi bé có động thái gò, đạp, “quậy phá” một chút, mẹ hãy nhẹ nhàng đặt tay lên chỗ con vừa chuyển động và nói một vài câu với con. Bé sẽ có cảm giác mẹ luôn ở bên cạnh quan tâm theo dõi mình và trở nên yên tâm, thoải mái hơn.

Theo Gia đình mới

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X