5 bộ phận của trẻ sơ sinh, mẹ đừng đụng nhiều kẻo con đau ốm, còi cọc

Cơ thể trẻ sơ sinh còn khá non nớt, có nhiều vị trí được xem là “trọng yếu”. Vì vậy, nếu chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ không biết vô tình đụng chạm nhiều sẽ khiến bé dễ bị tổn thương, gặp nguy hiểm.

Chăm sóc và cưng nựng trẻ sơ sinh là công việc quá đỗi quen thuộc của những người làm mẹ. Tuy nhiên, dù làm gì thì cũng cần tuân thủ kiến thức khoa học.

Có những vị trí trên người trẻ nên kiêng đụng vào để đảm bảo an toàn cho con. Đồng thời, cũng có những bộ phận nếu mẹ siêng chăm sóc thì lại rất tốt cho sự phát triển trí não và thể chất của bé.

Các mẹ ơi, cháu em mới đẻ hơn tháng. Hôm rồi đi thăm, em thấy tai bé có rất nhiều ráy ướt và có dấu hiệu bị chảy mủ. Chắc có lẽ vì bị như vậy nên bé khó chịu, cứ quấy khóc suốt thôi. Mẹ bé bảo là cứ cách 1 hôm là dùng tăm bông vệ sinh ống tai cho con 1 lần mà sao ráy đùn ra nhiều lắm, lại ướt nước nữa.

Em mới tá hỏa bảo là trẻ sơ sinh đừng tự ý lấy tăm bông chọc vào tai, dễ khiến con bị viêm tai, thủng màng nhĩ lắm. Em sợ nên khuyên mẹ cháu đưa đi bác sĩ nhi liền để lâu bị nặng hơn thì khổ. Đúng thiệt là nhiều mẹ sinh con mà vẫn còn mờ tịt về kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh lắm.

Các mẹ không biết rằng trên người trẻ có những “cấm địa” không được phép đụng tới. Mẹ càng cố ý chăm sóc kĩ càng vô tình gây hại cho con mà không hề hay biết. Hậu quả thì các con lãnh đủ.

Dưới đây là 5 vị trí trên người trẻ mà mẹ cần hạn chế đụng vào:

1.Thóp

Khi mới sinh, thóp là phần xương đỉnh đầu của bé chưa khép hết, chia làm 2 phần: thóp trước và thóp sau. Khi bé được 3 tháng tuổi, khớp nối xương sọ được liền kín lại khiến thóp sau biến mất, còn thóp trước phải đợi đến khi bé được hơn 1 tuổi.

Thỉnh thoảng, mẹ thấy thóp cử động phập phồng theo từng nhịp thở của con nên khá hoang mang. Bác sĩ nói rằng trên thóp có một màng dày bảo vệ tốt nên không phải lo lắng.

Kết quả hình ảnh cho thóp bé

Vậy thì chăm sóc trẻ sơ sinh cần lưu ý những gì đối với vùng thóp? Chính vì vùng thóp rất mềm nên nếu bị va chạm mạnh vào sẽ gây tổn thương, nhiễm trùng mô não rất nguy hiểm.

Khi muốn làm sạch đầu (vì đầu trẻ hay có những mảng dân gian gọi là “phân trâu”), mẹ chỉ nên gội nhẹ nhàng từ từ, lâu dần sẽ hết. Tránh va chạm mạnh vào thóp con vì rất nguy hiểm cho não.

2/ Tai

Ráy tai là tế bào chết, mồ hôi, bã nhờn do tuyến trong ống tai tiết ra. Ráy tai có tác dụng ngăn cản bụi bẩn, làm ẩm ống tai, ngừa viêm nhiễm.Nhiều mẹ thấy tai con có ráy nên thường tự ý dùng bông tăm để ngoáy cho con khiến bé bị chảy máu tai, thủng màng nhĩ.

Thực tế thì 90% trẻ nhỏ không cần lấy ráy tai, mẹ chỉ cần dùng khăn ẩm lau vùng vành ngoài tai là đủ, tránh để nước chảy vào gây nhiễm trùng.

Ngoài ra, mẹ cũng hết sức cẩn thận khi đùa giỡn, trông coi bé hằng ngày. Có rất nhiều tai nạn va đập, té ngã, chọc đũa hoặc que nhọn vào tai khiến trẻ đau đớn, mất thính lực, thậm chí là tổn hại não.

Kết quả hình ảnh cho tai bé

Tai là bộ phận mẹ phải lưu ý kiêng đụng chạm khi chăm sóc trẻ sơ sinh

3/ Má

Vùng má của trẻ sơ sinh gần với mang tai và tuyến mang tai – đây là vùng có xương mềm, rất dễ gãy hoặc biến dạng bởi khung xương của con vẫn còn khá non mềm.

Chăm sóc trẻ sơ sinh ngoài vệ sinh còn có những cử chỉ yêu thương mẹ dành cho con. Những hành động của người lớn hằng ngày như bẹo má, vuốt mặt, hôn mạnh… có khả năng khiến khung xương mặt phát triển bất thường, bị lệch sang một bên, to, nhỏ không đều nhau.

Kết quả hình ảnh cho má bé

Đó là lý do vì sao mỗi lần nựng trẻ nhỏ, người ta đều dặn không nên bẹo má, hôn mạnh khiến má trẻ bị xệ. Thực chất không phải sợ má xệ mà vì lo ảnh hưởng đến xương vùng mặt.

4/ Rốn

Việc chăm sóc rốn cực kỳ quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Nếu mẹ đụng nhiều vào rốn con, để nước dính vào rốn, băng kín suốt ngày, cho con mặc tã quá chật phủ lên rốn… thì vô tình khiến rốn dễ bị nhiễm trùng, lâu khô.

Nhiễm trùng rốn cực kỳ nguy hiểm với trẻ sơ sinh vì có thể biến chứng lở loét, nhiễm trùng máu, gây suy hô hấp, chết não, tử vong…

Hình ảnh có liên quan

5/ Vùng kín

Ngoài 4 vị trí trọng yếu trên thì mẹ chăm sóc trẻ nhỏ, nhất là chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi còn phải tránh đụng chạm vào vùng kín của con quá nhiều (bao gồm bộ phận sinh dục, hậu môn trẻ), đặc biệt là trong lúc tắm, thay tã cho con.

Các bộ phận này khá nhạy cảm, đụng nhiều vào cũng dễ gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của con. Mẹ cũng nên trang bị cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất để đảm bảo an toàn vùng nhạy cảm cho trẻ, tăng sức đề kháng, ngừa cảm bệnh.

4 vị trí trên người trẻ mẹ siêng đụng vào sẽ rất tốt cho con

– Chân, bàn chân

Chân được bao phủ bởi rất nhiều dây thần kinh có liên quan đến những bộ phận khác trên cơ thể con người. Mẹ siêng động chạm, xoa bóp, massage cẳng chân, lòng bàn chân sẽ kích hoạt điều chỉnh chức năng dẫn truyền thần kinh, thúc đẩy sự lưu thông máu.

Ngoài ra, thỉnh thoảng mẹ còn có thể dùng tóc hoặc ngón tay chạm vào bàn chân của con, hôn vào chân con, cho con được đi chân trần.

Kết quả hình ảnh cho bàn chân bé

– Bàn tay

Bàn tay của trẻ là cơ quan xúc giác giúp con nhận biết sự vật, thế giới xung quanh. Mẹ để ý nếu ngón tay của con càng mềm dẻo chứng tỏ càng có nhiều liên kết với các dây thần kinh vỏ não, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não, trẻ sẽ thông minh hơn.

Mẹ nên massage lòng bàn tay cho con, cho trẻ cầm nắm nhiều đồ vật thuộc các chất liệu khác nhau. Thỉnh thoảng hãy để bé được mút tay thoải mái…

Kết quả hình ảnh cho bàn tay bé

– Lưng

Trẻ sơ sinh xương còn non yếu nên đa số thời gian con phải nằm ngửa (chưa ngồi, chưa đứng được). Vì vậy, mẹ nên xoa nhẹ lưng cho con thường xuyên để máu lưu thông, con đỡ ê mỏi, ngủ ngon ít quấy. Có thể thực hiện thao tác massage lưng lúc vừa tắm bé xong (con thư thái nên lim dim ngủ).

Kết quả hình ảnh cho lưng bé

Chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ nhất định phải phải biết kiến thức đơn giản nhưng quan trọng này. Trên người trẻ, có những chỗ kiêng kỵ đụng vào vì gây nguy hiểm cho con nhưng lại có những chỗ khuyến khích mẹ thường xuyên chăm sóc để lưu thông máu, giúp con phát triển tốt nhất có thể.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X