5 bước quan trọng mà cha mẹ nào cũng cần nằm lòng để cứu con khi trẻ bị sốt cao, co giật

Thấy con sốt cao, co giật nhiều bậc phụ huynh đã cuống cuồng áp dụng theo những phương pháp dân gian nhằm giúp con không bị cắn vào lưỡi.

Su Bin con trai chị Hường (Nam Định) năm nay mới hơn 1 tuổi, nhưng mỗi lần sốt lại bị co giật khiến vợ chồng chị lo lắng không yên.

Nhiều người trong xóm mách cho chị cách vắt chanh vào miệng con, hoặc cho đầu đũa, đầu muỗng vào miệng con để tránh tình trạng cắn phải lưỡi, giảm triệu chứng co giật khi bị sốt.

Tuy nhiên, chưa mừng được bao lâu thì trong một lần con sốt cao, chị phải đưa đi nhập viện vì lúc cố gắng đưa đầu muỗng vào miệng con đã khiến răng Su Bin bị gãy và mắc ở cuống họng làm nghẹt thở, viêm phổi cấp.

Thực tế không chỉ gia đình chị Hường, hiện nay rất nhiều bà mẹ đã áp dụng cách này nhằm giúp con tránh tình trạng cắn vào lưỡi khi co giật.

Kết quả hình ảnh cho 5 bước quan trọng cha mẹ cần nằm lòng để cứu con khi trẻ bị sốt cao, co giật

Tuy nhiên, bác sĩ Đinh Tấn Phương – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 khuyến cáo:

“Vắt chanh vào miệng trẻ, cho đầu đũa, đầu muỗng vào miệng trẻ là vô cùng nguy hiểm, vô tình làm tình trạng bệnh trở nặng hơn vì có thể gây nguy cơ hóc dị vật hay thức ăn vào đường thở, gây ngạt, tắt đường thở, nguy hiểm đến tính mạng trẻ”.

Vậy khi trẻ bị co giật, cha mẹ cần làm gì?

Sốt cao dẫn tới co giật thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi, phổ biến nhất là từ 1 – 2 tuổi. Thông thường, khi nhiệt độ cơ thể lên tới hơn 38,5 độ C sẽ gặp tình trạng này.

Với những trường hợp sốt co giật thông thường, cha mẹ buộc phải theo dõi con liên tục, tránh để trẻ co giật đến tím tái. Ngoài ra, cần phải nằm lòng 5 bước sống còn dưới đây để cứu con:

– Không nên cho trẻ nằm gối: Cha mẹ nên để trẻ nằm nghiêng, đầu được đặt thấp hơn cơ thể một chút để mở đường thở.

– Tìm cách hạ sốt: Đây là việc đầu tiên cũng là cách đơn giản nhất để trẻ tránh được tình trạng co giật. Cha mẹ cần cởi đồ và lau bằng nước ấm để giảm thân nhiệt cho trẻ. Cho trẻ uống hoặc đặt thuốc hạ sốt ở hậu môn.

Kết quả hình ảnh cho Không nên cho trẻ nằm gối:

– Không lắc người quá mạnh hoặc cố gắng đánh thức trẻ dậy, tránh nguy cơ bị động kinh.

– Nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra các triệu chứng và có phác đồ điều trị kịp thời.

– Nếu thức ăn hoặc nước bọt dính vào miệng bé, nên được lau sạch ngay lập tức. Không được sử dụng bất kỳ vật liệu hoặc thiết bị nào xâm nhập vào miệng bé, có thể gây ra vết thương trong miệng hoặc làm gãy răng bé.

Biến chứng nguy hiểm của co giật

Các chuyên gia khuyến cáo co giật không chỉ khiến trẻ sau này dễ bị động kinh mà còn có thể dẫn đến một số bệnh dưới đây:

– Dễ dàng bị tái phát: Nếu đã có tiền sử co giật, rất có thể những lần sau con bạn cũng có khả năng bị tái phát, thậm chí không cần phải sốt cao mà chỉ sốt nhẹ cũng đã gây ra những cơn co giật liên tục.

– Viêm đường hô hấp: Thường xảy ra khi mẹ đang cho bé bú, hoặc khi bé được cha mẹ dùng những biện pháp dân gian để tránh tình trạng con bị cắn vào lưỡi.

Kết quả hình ảnh cho trẻ bị sốt

– Động kinh: Tỷ lệ những trẻ bị động kinh do sốt cao dẫn tới co giật lên tới 5%, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về trí tuệ cũng như thể chất sau này.

– Gián tiếp gây ra chấn thương ở những bộ phận khác: Khi trẻ bị co giật có thể dẫn đến bị ngã, chạm vào các vật nhọn hoặc các vật dụng có nhiệt độ cao. Khi đó trẻ sẽ bị sang chấn tương ứng theo từng tai nạn.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X