5 điều mẹ tuyệt đối không được làm khi bé bị sốt

Thông thường khi trẻ bắt đầu có những dấu hiệu nóng sốt nhẹ các bà mẹ liền chạy đôn chạy đáo mua thuốc hạ sốt cho con, làm đủ kiểu miễn sao cơ thể con mát mẻ là được.

Thật sự chúng ta đâu biết rằng cách làm này không đúng đôi khi còn rất nguy hiểm nếu sai cách.

Không thể trách các mẹ được khi con có những dấu hiệu bị cảm sốt như vậy mẹ nào mà chẳng lo lắng, có mẹ còn bị áp lực từ phía gia đình, như mẹ chồng bắt cho uống cây này lá nọ, có người còn đè bé ra cạo gió. Cho nên làm mẹ vô cùng khổ sở chứ đâu dễ như chuyện uống nước ăn cơm.

Thế mới xảy ra tình trạng khi thấy con sốt cao co giật thay vì bình tĩnh xử trí mẹ hoảng quá chạy ra tiệm thuốc tây mua thuốc về cho con uống hạ sốt ngay đâu biết rằng có những bệnh nguy hiểm biểu hiện ban đầu là sốt, nên khi uống thuốc không đúng vô tình làm nguy hiểm đến tính mạng con trẻ.

Kết quả hình ảnh cho 5 điều mẹ tuyệt đối không được làm khi bé bị sốt

Tôi có đọc 1 bài viết của PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, ông cho rằng có 2 dạng thuốc hạ sốt chỉ nên dùng cho trẻ, đó là paracetamol, đây là loại thuốc được cả châu Á tin dùng, còn châu Âu thì không vì châu Á có nhiều dịch sốt xuất huyết trong đó có nước mình. Tuy nhiên các mẹ cũng đừng vội cho con uống ngay mà xem con đang sốt như thế nào.

Trước tiên hãy dùng cặp nhiệt độ đo thân nhiệt cho con, nếu con sốt trên 38,5 độ mới cho uống thuốc hạ sốt, còn dưới mức này nên lau mát cho con. Lau phần bẹn, 2 bên nách trước, sau đó mới lau các phần còn lại.

Các mẹ nên lau bằng nước ấm chứ đừng lau nước lạnh nha, con nguy hiểm hơn đấy. Đối với trẻ 10 tuổi trở lên các mẹ có thể xói nước ấm khắp cơ thể cho con sau đó lau khô và mặc quần áo thông thoáng trở lại nha.

Khi trẻ lên cơn sốt cao dễ dẫn đến hiện tượng co giật, TS Nguyễn Tiến Dũng khuyên người dân, khi phát hiện trẻ co giật thì hết sức bình tĩnh. Vì vậy, khi trẻ lên cơn co giật, thường thì bé có hiện tượng sùi bọt mép.

TS Dũng phân tích, trước kia các chuyên gia y tế khuyên chèn ngay một vật dụng nào đó vào giữa hai bên răng mục đích để em bé không cắn lưỡi.

Kết quả hình ảnh cho 5 điều mẹ tuyệt đối không được làm khi bé bị sốt

Tuy nhiên, kinh nghiệm sau nhiều năm cấp cứu, bản thân ông Dũng khuyên người dân lúc đó không cố. Mà hay bình tĩnh để qua cơn đó, cằm của bé sẽ mềm ra thì lúc đó dùng một miếng vải hay chiếc khăn tay chèn vào phòng cơn sau.

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ, người dân Việt Nam thường dùng miếng dán hạ sốt, chườm lạnh, bôi dầu, kiêng ăn… Điều này thế giới không khuyên.

1. Dán miếng hạ sốt

“Khi trẻ bị sốt, có thể dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt. Không nên cho trẻ dùng miếng dán hạ sốt bởi vừa mất tiền vừa không giúp trẻ hạ sốt, chưa kể đến việc còn gây hại cho trẻ”, ông Dũng cho hay.

2. Chườm lạnh

Thay vì dùng khăn ấm lau người cho trẻ, chườm lạnh là biện pháp hầu như bố mẹ nào cũng áp dụng khi con sốt nhưng thực chất biện pháp này không có tác dụng mà còn gây hại.

Theo PGS Dũng, khi trẻ sốt bố mẹ thường không hiểu rõ căn nguyên từ đâu, nếu sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi, chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm. Đặc biệt, bố mẹ tuyệt đối không dùng đá chườm vì có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp.

Kết quả hình ảnh cho 5 điều mẹ tuyệt đối không được làm khi bé bị sốt

Đắp khăn lạnh, tắm lạnh hay chườm lạnh chỉ được thực hiện trong trường hợp say nóng, say nắng. Tuy nhiên, vị chuyên gia này không khuyến khích vì hiệu quả rất thấp.

3. Đóng kín cửa

“Khi bị sốt là không được đắp chăn, không được đóng kín cửa mà phải mở cửa, quạt cho thông gió, để không khí trong nhà lưu thông.

Với cách này chỉ một lúc sau người bệnh sẽ hết cảm giác rét, cơ thể dần ấm lên. Trong khi đó, hầu hết chúng ta lại làm ngược lại, khiến bệnh càng nặng thêm”, TS Dũng khuyến cáo.

4. Uống thuốc hạ sốt khi trẻ mới sốt dưới 38,5 độ

“Cha mẹ không cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Cũng không cho trẻ uống thuốc co giật sớm, điều này sẽ làm khó cho bác sĩ khi thăm khám”.

Ở trẻ, thân nhiệt ở miệng từ 37,5 độ C trở lên, ở nách từ 37,2 độ C tức là bé đang sốt, song không phải trường hợp nào cũng cần dùng đến thuốc hạ sốt. Khi sốt nhẹ, thân nhiệt trẻ ở mức 37,5-38,5 độ C, chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước, hoặc bú mẹ nhiều hơn.

5. Ăn kiêng

TS.Dũng khuyến cáo chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong và sau khi bị ốm rất quan trọng vì nó sẽ làm cho bệnh mau khỏi, mau phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng đối với bệnh tật.

Kết quả hình ảnh cho 5 điều mẹ tuyệt đối không được làm khi bé bị sốt

Đặc biệt, trường hợp sốt mất nước, không được bù nước (uống nước Oresol) và ăn uống thiếu chất, trẻ dễ bị nguy cơ suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, lâu lành bệnh.

Các chị nhớ nha nên tránh 5 điều sau khi con không may bị sốt nếu không sẽ rất nguy hiểm đấy.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X