5 lợi ích chỉ sinh thường mới mang lại cho cả mẹ lẫn con, chấp nhận đánh đổi cũng đáng

Sau tất cả, điều quan trọng vẫn là con, nếu phải đánh đổi với đau đớn khi sinh thường để con được khỏe mạnh thì cũng xứng đáng

Sinh con được xem là 1 thử thách khắc nghiệt đối với các bà mẹ, ngày nay, nhiều người lựa chọn phương pháp sinh mổ một phần vì sợ đau, phần vì người nhà chọn “ngày lành tháng tốt”. Tuy nhiên, các bằng chứng lâm sàng cho thấy sinh thường hay còn gọi là sinh ngả âm đạo là cách có lợi nhất và an toàn nhất cho mẹ và bé ở hiện tại và trong tương lai mặc dù những đau đớn khi sinh thường là 1 loại đau đớn khó có ngôn từ nào diễn tả được.

1. Tại sao khi sinh thường người mẹ lại có cảm giác đau đớn như vậy?

Các cơn co thắt trước khi sinh

Một trong những yếu tố lớn nhất khiến các bà mẹ sắp sinh cảm thấy lo sợ khi sinh thường đó là cơn đau do các cơn co thắt trước khi sinh, ban đầu những cơn co thắt sẽ không đều đặn nhưng theo thời gian sẽ trở nên nhanh và mạnh hơn.

hình ảnh

Cổ tử cung mở

Lúc đầu, cổ tử cung của người mẹ có thể chỉ khoảng 1 ngón tay (1 cm), lúc này cơn đau không rõ ràng lắm, giống như cơn đau khi đến chu kỳ kinh nguyệt, nhưng thời gian trôi qua, cơn đau ngày càng leo thang, đặc biệt là ở khi cổ tử cung đã mở được7 ~ 10 cm, nhiều sản phụ sẽ la hét dữ dội vì cơn đau này.

Rạch tầng sinh môn

Trên thực tế khi sản phụ đến gần lúc lâm bồn, bộ phận sinh dục sẽ dần dần mở rộng các cơ, tầng sinh môn sẽ giãn nở một cách tự nhiên để trẻ sơ sinh dễ dàng chui lọt ra bên ngoài. Tuy nhiên, không phải sản phụ nào cũng gặp thuận lợi như vậy. Việc mở rộng và giãn ra cũng có giới hạn nhất định. Hơn nữa, việc sinh nở sẽ càng trở nên khó khăn hơn nhất là khi phần đầu của trẻ sơ sinh quá to hoặc trẻ có trọng lượng lớn. Để xử lý những tình huống như vậy, các bác sĩ sẽ phải chỉ định thực hiện một thủ thuật nhỏ, đó là rạch tầng sinh môn. Lúc này, cần phải cắt một đường từ 3 ~ 5 cm ở góc 45 độ của đáy chậu để hỗ trợ người mẹ sinh con, vì vậy đây cũng là một lý do quan trọng khiến các bà mẹ sợ sinh thường.

hình ảnh

Tuy nhiên dù việc sinh tự nhiên đau đớn một chút nhưng nó có những ưu điểm mà sinh mổ không thể vượt qua được như:

1. Thời gian đau ngắn và phục hồi nhanh chóng

Sau khi sinh thường, người mẹ sẽ nhanh chóng trở lại bình thường trong chế độ ăn uống và sinh hoạt, sớm được xuất viện. Đồng thời sản phụ cũng có thể xuống giường đi lại ngay sau khi sinh. Trong khi đó, dù mổ lấy thai không đau nhưng sau khi sinh xong hết thuốc gây tê, người mẹ sẽ cảm thấy vết thương đau, thời gian hồi phục lâu hơn, kéo dài hơn.

2. Phục hồi nhanh tử cung và đường sinh sản

Những cơn đau đẻ của cuộc chuyển dạ bình thường sẽ làm cho phần dưới của tử cung mỏng hơn, phần trên dày hơn và cổ tử cung nở ra, điều này sẽ làm cho tử cung khỏe hơn sau khi sinh, có lợi cho việc thải dịch âm đạo và phục hồi của tử cung. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ đã từng sinh mổ, tử cung sẽ phục hồi chậm hơn vì họ không phải trải qua cảm giác đau đớn khi sinh nở.

3. Các mẹ sinh thường sữa về nhanh hơn

Những cơn đau đẻ khi sinh thường làm cho tuyến yên tiết ra oxytocin, giúp đẩy nhanh quá trình sinh và thúc đẩy tiết sữa sau sinh. Bên cạnh đó sau sinh thường, người mẹ dễ dàng vận động đi lại và tiếp xúc sớm với con nên cho con bú dễ dàng hơn.

4. Trẻ sinh thường có khả năng miễn dịch cao

hình ảnh

Ths. BS Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết: “Đường sinh tự nhiên của mẹ (qua âm đạo) có chứa nhiều vi khuẩn có ích giúp kích thích hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ sinh mổ không đi qua đường âm đạo nên không được tiếp xúc với những vi khuẩn có ích này khiến hệ vi sinh đường ruột chậm kích hoạt hơn. Ngoài ra, việc chậm được tiếp xúc với các kháng thể có ích trong sữa mẹ do phải cách ly 4 – 5 giờ sau sinh cũng là nguyên nhân cho việc chậm kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ. Một em bé sinh trong thường mất 10 ngày để hoàn thiện hệ miễn dịch trong khi quá trình này mất 6 tháng ở một em bé sinh mổ”.

5. Xác suất mắc bệnh về đường hô hấp thấp

Khi mẹ chọn sinh thường, các cơn co thắt tử cung có thể vận động phổi của thai nhi và sự giãn nở phế nang sẽ thúc đẩy sự trưởng thành của phổi thai nhi. Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh hiếm khi xảy ra sau khi sinh. Đồng thời, các cơn co thắt tử cung và sự co bóp của ống sinh có thể làm đẩy hết nước ối và chất nhầy trong đường hô hấp của thai nhi ra ngoài.

Theo: Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X