9 cách hay trị ho cho bé, dai dẳng nhiều ngày cũng đỡ hẳn, hạn chế dùng nhiều kháng sinh

Những lúc trời trở lạnh rất dễ khiến trẻ bị ho dai dẳng nhiều ngày. Để tránh biến chứng, mẹ nên tìm cách trị cho bé ngay từ khi mới chớm.

Trẻ ho nhiều ngày nếu không trị ngay rất có thể dẫn đến tổn thương cuống họng. Thật may là ngoài các bài thuốc kháng sinh điều trị vẫn có những công thức trị ho cho bé hiệu quả để chấm dứt cơn ác mộng ho sặc sụa.

Từ dạng nước uống cho đến nước súc miệng, tất cả mẹ đều có thể tìm thấy nguyên liệu từ trong căn bếp nhà mình để trị ho hiệu quả cho bé.

Dưới đây là các công thức được tổng hợp và giới thiệu cho các mẹ tham khảo. Hãy thử xem, bé nhà bạn sẽ hợp với cách trị ho nào nhé.

Sữa hành tây và tỏi

sRUJkXjqiXLPl-R_RaEP-wkiQflxzObzbE23Uiz3QQeQeU1Mg7IXWkZakN68dWpO5uYE2g3OVLWN0hgl7kmxP8YitWqX

Thoạt tiên, nghe tên có hơi dội vì biết rằng trẻ sẽ rất khó uống, thế nhưng hành tây thực sự rất hiệu quả trong việc trị ho, cảm, sốt cao và đau họng đấy mẹ nhé. Mẹ thử cắt nhỏ 3 củ hành tây và đập nửa củ tỏi cho vào nồi sữa khoảng 1 lít và hâm nóng.

Sau khi hành tây mềm, mẹ hãy lọc nó qua một cái rây và lấy sữa cho con uống nhé. Nếu bé kén ăn uống, sợ bị dội hương vị lạ, mẹ có thể pha thêm 1 muỗng cà phê mật ong vào ly sữa hành tỏi này, nhưng nhớ bé dưới 1 tuổi thì tránh xa mật ong, phòng nguy cơ ngộ độc nhé.

Nước ép dứa

B3FZ4GFzlr-Bq5v2vz6DwL2LRFPVUqH5KTiJarIRSXwpOKrPqADnak8yhIg4mxGaReycEQEJTUgaHUIMSHMAo3DTzNAoLg

Trong quả dứa có chứa chất bromelain. Chất này có đặc tính chống viêm mạnh. Vì vậy, nước ép dứa rất hiệu quả trong việc làm giảm chất nhầy nơi cổ họng và giảm ho.

Tất nhiên, nếu mẹ lo lắng nước trái cây không thôi sẽ không đủ để chấm dứt được cơn ho của bé thì có thể thêm vào ly nước ép dứa một ít gừng và mật ong nhé. Đối với những bé vốn bị dị ứng với dứa, ngứa và rát môi, lưỡi sau khi ăn dứa sẽ không thích hợp để áp dụng công thức này.

Miếng dán gừng

aKv7Pvoyg-hMnZ3sfWff9JtLDzqC9yHHUEFYsNFnW5OzX02pviu5I0r1hAuhA6FiYDPY4FC97OQjHStvbo-2rTb4ndubw3U

Gừng có hầu hết trong gian bếp của nhiều gia đình nên với phương pháp trị ho cho bé thế này thì nhà nào cũng có thể áp dụng được ngay. Cách làm như sau: Mẹ trộn một chút bột mì, mật ong và dầu ô liu với một muỗng canh gừng xay nát.

Sau đó cho một ít hỗn hợp vào khăn và đặt nó lên ngực của bé. Cuối cùng dùng băng dán y tế cố định miếng băng này. Đắp băng dán gừng cách này khoảng 3 tiếng trước khi ngủ và lưu ý không đắp quá lâu hoặc cho quá nhiều gừng vì da trẻ rất mỏng, bé có thể bị bỏng nếu gừng quá nóng mẹ nhé.

Sữa nghệ

Vw0Fm-sQZbXYjKrvgfH1CHl5olDxm6CZtow3WMT0ghq4TBWxzidqauKKpBUcPv7CzxW_nZYzb8iusomuvYJL4bssvZAnbA4

Sữa nghệ được người Ấn Độ sử dụng nhưng một phương thuốc làm đẹp tự nhiên và trong các trường hợp sát trùng nói chung. Do đó, sữa nghệ được dùng rộng rãi trong việc điều trị các cơn viêm, bao gồm cả những cơn ho dai dẳng do viêm họng.

Để pha sữa nghệ đúng cách, trước tiên, mẹ hâm nóng một ít sữa và sau đó khuấy thêm vào khoảng 1 muỗng bột nghệ. Cho bé uống sữa nghệ trước khi ngủ sẽ giúp cơn ho dịu đi thấy rõ.

Đắp muối dưới lòng bàn chân

v3t-zLdG6jslz7kBCHI5McLNWSZHQ3qeMLlGDCTvDv7LtVOajc0Kw1Yr0HdRcxmUJS9yWzp3_Fv7m_D9CbpTC_K35FRYqw

Giữ ấm dưới lòng bàn chân là cách để giúp loại bỏ cơn ho hiệu quả. Mẹ có thể làm theo phương pháp này với công thức từ muối. Trước tiên, làm nóng một ít muối biển và để nguội sao cho đảm bảo không thể gây bỏng cho bàn chân bé.

Sau đó bọc vào vải và quấn băng quanh bàn chân. Đắp muối cho đến khi nguội hẳn rồi mang vớ giữ ấm bàn chân cho bé khi đi ngủ.

Chuẩn bị nước muối súc miệng

A4cM-gmMpLP0VqjWTVOM2e_t6lOkO4eYbob2gnDv4qvNjvHQ9U7l-YNkzbEK1wdvD-DwgkPGCvs9aKci7KZAJJggUwOFGA

Súc miệng bằng nước muối có thể giúp sát khuẩn hiệu quả nên đây cũng là một cách hay để giảm các triệu chứng đau họng. Mẹ chỉ cần cho thêm 1/4 đến 1/2 muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm và khuấy tan đều.

Sau đó cho bé súc nước muối nhiều lần trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Tốt nhất, khi bé súc nước muối, mẹ nên có mặt ở đó để giám sát, tránh khi trẻ bị sặc nước trong lúc súc miệng nhé.

Tắm nước ấm

hw3EDjGHxkPItw_bFwIWKxfzLntTQNd7fJF2edI2x9uIhWUUCBmQ8bAOR9yKd8sy8gnLKl-lpRsE0tny1Lk_57tpHWI_lfU

Tắm nước ấm ngay vị trí cổ họng có thể giúp bé giảm ho vào ban đêm vì nó giúp làm lỏng chất nhầy, nguyên nhân của cơn ho. Để có kết quả tốt hơn, mẹ có thể pha thêm vào nước tắm một vài giọt dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm nhưng nhớ đừng quá lạm dụng nhé.

Hỗn hợp chuối, nước và mật ong

SAL8O5OkF2Q7Dn6OmU1SRCv6Z50oqQ9kxS2EvH53q6yB3n358wDBkMD5qM7j18RTcd4iJ4EZzb0oqj5JUGwJJOkt2RH5Ew

Phương thuốc này được cho là có thể làm dịu cơn ho phế quản. Cách làm như sau: Mẹ cần đun sôi một ít nước, sau đó cho chuối nghiền nhuyễn vào xay khi nước còn đang nóng. Để hỗn hợp 30 phút, sau đó thêm vào 1 muỗng mật ong và cho bé ăn mỗi ngày 4 lần, mỗi lần khoảng 100ml.

Dùng máy tạo độ ẩm

hHSeAFAS-TxF4zv_p-EY2FHbeEH9e_CdJn6SESp8Hhbc4lRvTiX_aNgKCh92dJA-Q0mveeeMGKAcgeS9UqR_-jwDkbMi

Các vấn đề như viêm phế quản, cảm lạnh và cúm có thể được giải quyết nếu trong phòng ngủ của bé có máy tạo độ ẩm. Ngoài ra, nếu bác sĩ có tư vấn thêm, mẹ có thể thêm vào máy tạo độ ẩm một số loại thuốc để giúp trẻ hít vào trong quá trình hô hấp. Nó sẽ có tác dụng trị ho cho bé hiệu quả hơn từ phương pháp này.

Nếu mẹ nào có thêm các phương pháp giúp con giảm nhanh cơn ho tại nhà mà an toàn, hãy chia sẻ thêm để các mẹ khác tham khảo và áp dụng nhé.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X