Bạn đã bao giờ tự hỏi: ‘Thế nào là một người cha tốt?’

Cho rằng việc nuôi dạy con cái là của người phụ nữ đã trở nên rất lỗi thời. Ngày nay, con cái cần sự dạy dỗ của cả cha và mẹ để có thể phát triển toàn diện.

Nếu mẹ cho con sự khéo léo, tinh tế, mềm mại, thì cha cho con sự mạnh mẽ, quyết đoán. Tính cách, lối sống, tư tưởng… của cha ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ: có thể là bệ phóng giúp con bay xa, cũng có thể thành rào cản trong cuộc sống của con.

Điểm danh những kiểu cha mà mỗi người đàn ông trong gia đình cần tránh:

1. Người cha quá nuông chiều con cái

Kết quả hình ảnh cho Người cha quá nuông chiều con cái

Ai sinh con ra cũng yêu thương con, nâng niu con, nhất giờ hiện giờ đời sống phát triển, các gia đình cũng chỉ có 1-2 con nên càng bao bọc con hơn. Điều này dễ hiểu nhưng lại không tốt cho việc hình thành tính cách của con.

Thứ nhất, con vì được nuông chiều mà không biết chia sẻ, không cố gắng, dựa dẫm vào cha mẹ, lớn lên sẽ kiêu căng, khó hòa đồng. Thứ hai, con có thể không biết trân trọng công sức của cha mẹ, coi việc được cưng chiều là đương nhiên, mà trở nên vòi vĩnh. Yêu thương là không giới hạn nhưng sự nuông chiều thì cần trong khuôn khổ.

2. Người cha không biết giữ lời hứa

Kết quả hình ảnh cho Người cha không biết giữ lời hứa

Vì nghĩ trẻ còn nhỏ, nhiều người cha cho rằng có thể không cần thực hiện những lời hứa với con, có thể thoải mái đưa ra những cam kết hão. Trường hợp này rất thường hay gặp, ví dụ như hẹn con rằng: Con để yên cho bố làm, cuối tuần bố cho đi chơi công viên, nhưng cuối tuần lại từ chối vì lí do: hôm nay bố vẫn phải họp, con lắp lego đi nhé, hay khất lần đến một ngày vu vơ nào đó.

Thực tế, trẻ rất nhớ những gì 2 cha con đã giao hẹn với nhau. Trẻ tin tưởng vào những lời nói ấy và đặt vào đó nhiều kì vọng. Vậy nên, người cha cần phải học cách tôn trọng chính những cam kết của mình với con, nếu quả thực không thể thực hiện, cần giải thích cho con hiểu, chứ không phải lấp liếm cho qua. Điều đó không chỉ làm trẻ thất vọng, mất đi niềm tin mà con tạo cho bé một tấm gương xấu: không biết chịu trách nhiệm và thất hứa.

3. Người cha quá coi trọng, quá đam mê công việc

Kết quả hình ảnh cho Người cha quá coi trọng, quá đam mê công việc

Không nói về khía cạnh có đam mê là tốt, kiếm được tiền nuôi con là tốt, mà những người cha chỉ quan tâm đến công việc, hoàn toàn không dành thời gian cho con là một sai lầm nghiêm trọng. Con lớn lên từng ngày, và những năm tháng tuổi thơ là lúc con gần gũi cha mẹ nhất, cần sự quan tâm của cha mẹ nhất.

Qua giai đoạn đó, khoảng cách cha con không tiền nào bù đắp được. Sự thiếu hụt sự gần gũi của cha là một thiệt thòi của con trẻ.

4. Người cha gia trưởng

Kết quả hình ảnh cho Người cha gia trưởng

Thói gia trường không chia sẻ việc nhà với vợ là chuyện không hiếm ở Việt Nam. Đàn ông tự cho mình cái quyền nghỉ ngơi, lướt web, uống bia, tụ tập.. sau giờ làm thay vì về nhà cùng vợ chăm lo nhà cửa con cái.

Hình mẫu này sẽ vô tình hình thành trong đầu óc bé suy nghĩ: việc nhà đúng là của phụ nữ, mình không cần phải làm, bố cũng thế đó thôi. Thật đáng buồn vì sự thiếu công bằng, thiếu trách nhiệm và ỉ lại này.

5. Người cha thiếu kiên nhẫn, quát mắng nặng lời

Kết quả hình ảnh cho Người cha gia trưởng

Không chịu nổi những câu hỏi liên tục của con, không thích khi con muốn đọc nhiều câu chuyện, không bình tĩnh nổi khi con vì dạy mãi con vẫn chẳng hiểu…nên nhiều người cha quát mắng con nặng lời, trách phạt để mong con cô gắng hơn.

Nhưng thực tế, những người cha như vậy thường làm mối quan hệ cha con không tình cảm, con không muốn tâm sự với cha, không gần gũi cha, dần dần mối quan hệ mất đi sự thấu hiểu và thân thiết. Hơn thế nữa, còn làm con cái sợ hãi, tự ti vào bản thân và có thể trở nên nóng nảy, quát mắng lại em của bé bởi trẻ nhỏ thường hay bắt chước lại những hành vi của người lớn.

Không nhất thiết phải là một người cha giàu có, hay thành đạt, nhưng nhất định phải là một người cha tốt

1. Dành thời gian bên con

Kết quả hình ảnh cho Dành thời gian bên con

Thứ con cần không phải là những món đồ chơi đắt tiền, những bộ quần áo đẹp mà đơn giản là thời gian cha chơi cùng. Tôi còn nhớ câu chuyện hài hước về ước mơ của một đứa trẻ rằng: nó ước có thể biến thành một chiếc điện thoại, vì ở nhà bố dành thời gian xem điện thoại nhiều nhất, nên nếu bé là cái điện thoại thì chắc chắn sẽ được bố yêu.

2. Nghiêm khắc nhưng không đòn roi

Kết quả hình ảnh cho Nghiêm khắc nhưng không đòn roi

Người cha là trụ cột trong gia đình và cũng là người dạy con sự mạnh mẽ, chỉ dạy con về đúng sai. Nhưng không nên sử dụng đòn roi, mà cần thái độ kiên quyết, nghiêm túc và sự giải thích hợp lí để bé hiểu và từ từ sửa đổi những hành vi chưa đúng.

Con sẽ nghe lời cha chứ không phải buộc làm theo mà trong lời chống đối, khó chịu. Những người cha làm được điều này sẽ nhận được sự nể trọng của con cái.

3. Đã nói là làm

Dạy con từ những việc nhỏ như giao ước 5 phút nữa chơi với con là đúng thời gian đó đưa con ra ngoài, đã hẹn cho con đi đá bóng thì phải đưa con đi… Tất cả những điều đó dạy con trở thành một người giữ chữ tín, suy nghĩ trước khi nói và coi trọng lời hứa.

Dạy con cũng cần học, không phải cứ sinh con ra, nuôi con theo bản năng là được. Càng mong muốn đồng hành với con lâu dài, càng cần phải tìm hiểu để hiểu con hơn và biết cách gần gũi, động viên, khích lệ và chia sẻ với con.

4. Chung tay với mẹ làm việc nhà

Không khí gia đình ấm cúng, cha mẹ cùng vui vẻ làm những công việc nhà sau giờ làm việc sẽ khiến bé cảm nhận được hạnh phúc và là tấm gương cho bé noi theo.

Nếu bé gái biết rằng người đàn ông tốt là biết chia sẻ việc nhà thì khi lớn lên bé sẽ dễ dàng chấp nhận những người biếng lười, không coi hi sinh, cặm cụi là trách nhiệm của mình. Nếu là bé trai, bé sẽ biết san xẻ gánh nặng của mẹ, của em/chị gái và vợ mình trong tương lai.

Theo Gia đình mới

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X