Bảng dự trù tất tần tật các loại kinh phí nuôi con trong năm đầu đời, bố mẹ lo ‘cày cuốc’ đi nha

Trên chỉ là bảng chia sẻ kinh phí nuôi con của một mẹ có mức thu nhập trung bình khá. Và bảng này chỉ mang tính chất cho bạn tham khảo vì tùy theo mức thu nhập, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà bạn sẽ có sự chi tiêu khác nhau nhé!

I. NHỮNG KHOẢN CHI CẦN THIẾT

1. Sữa + Thực phẩm ăn dặm

Sữa mẹ vừa là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vừa giúp tăng sức đề kháng cho nên các chuyên gia khuyên các bà mẹ nên cho con bú trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên vì lý do nào đó mẹ không thể cho con bú buộc phải sử dụng sữa công thức (CT). Dưới đây là khoản chi cụ thể cho sữa:

Hình ảnh có liên quan

Từ 0 – 6 tháng đầu đời: ~ 0 – 10,4 triệu đồng

– Nuôi con bằng sữa mẹ, chi phí là 0 đồng

– Nuôi con bằng sữa CT

Sữa (tùy loại sữa nội hoặc ngoại), chi phí ~ 8 – 10 triệu đồng

Núm vú, dụng cụ vệ sinh bình sữa… ~ 200 – 400 nghìn đồng

Từ 7 – 12 tháng: ~ 12 triệu đồng

Lúc này bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm nên lượng sữa sẽ giảm xuống, trong 6 tháng này mẹ sẽ chi cho:

– Sữa (nội hoặc ngoại) ~ 6 – 8 triệu đồng

– Ăn dặm

Bột (ăn trong khoảng hai tháng 6&7, tùy loại bột nội hoặc ngoại) ~ 300 – 500 nghìn đồng

Thực phẩm nấu cháo (rau xanh, thịt, cá…) ~ 1,5 – 2 triệu đồng

Dầu ăn ~ 100 – 200 nghìn đồng

Sữa chua, váng sữa, phô mai ~ 1 triệu đồng

Trái cây ~ 200 – 400 nghìn đồng

Áo ăn dặm (2 cái) ~ 20 – 50 nghìn đồng

2. Tã cho trẻ

Lúc mới sinh trẻ sẽ có nhu cầu dùng tã nhiều, chừng 8 – 9 chiếc/ngày trong tuần đầu tiên (do trẻ ị phân su và đi ngoài, tè liên tục) và sau đó giảm dần còn 6 – 7 chiếc/ngày trong tuần thứ hai và cứ thế giảm dần số lượng xuống còn 3 – 4 chiếc khi bước sang tháng thứ 2. Khi trẻ được 1 tuổi chỉ sử dụng chừng 1 – 2 chiếc vào ban đêm.

Dưới đây là khoảng chi cụ thể cho tã:

Kết quả hình ảnh cho thay tả trẻ sơ sinh

Từ 0 – 6 tháng (mình dùng tã giấy Pamper cho cả ngày và đêm) ~ 1,7 triệu đồng

– Sơ sinh (2 gói nhỏ, chừng 80 miếng) ~ 300 nghìn đồng

– Từ 2 – 6 tháng ( 5 – 6 gói lớn chừng 66 miếng/gói) ~ 1,2 – 1,4 triệu đồng

Từ 7 – 12 tháng (mình dùng tã quần Pamper cho cả ngày và đêm, 5 – 6 gói lớn: 54 quần/gói) ~ 1,5 – 1,8 triệu đồng

3. Quần áo cho trẻ

Khi bé mới sinh, bạn không cần mua quá nhiều quần áo cho bé bởi trong 3 tháng đầu bé sẽ lớn rất nhanh. Theo chia sẻ của những bà mẹ đi trước, khi đi mua quần áo cho trẻ bạn nên mua trừ hao khoảng 2 size và chỉ nên mua cho bé sử dụng trong 6 tháng đầu tiên.

Khi bé bước sang tháng 7 bạn mới nên mua tiếp đợt quần áo thứ 2 cho bé. Và lưu ý, trẻ sơ sinh da rất mẫn cảm nên bạn nên chú ý đến chất lượng vải nhé! Dưới đây là chi phí mua quần áo cho bé:

Kết quả hình ảnh cho mặc quần áo cho trẻ sơ sinh

Từ 0 – 6 tháng: ~ 2 triệu đồng

– Đồ mặc ở nhà (từ 10 – 15 bộ) ~ 700 – 1,5 triệu đồng

– Đồ cho bé mặc ra ngoài (2 bộ) ~ 200 – 400 nghìn đồng

– Vớ, bao tay chân (4 – 5 đôi) ~ 60 – 100 nghìn đồng

Từ 7 – 12 tháng: ~ 2 triệu đồng

– Đồ cho bé mặc ở nhà (chừng 10 bộ) ~ 800 – 1, 2 triệu đồng

– Đồ cho bé mặc ra ngoài (2 – 3 bộ) ~ 500 – 700 nghìn đồng

– Nón + giày dép ~ 300 – 500 nghìn đồng

4. Khăn (sắm cho bé từ 0 – 12 tháng) ~ 1 – 1,5 triệu đồng

Hình ảnh có liên quan

– Khăn tắm (2 chiếc) ~ 100 nghìn đồng

– Khăn sữa (2 lố) ~ 120 nghìn đồng

– Khăn giấy (20 bịch) ~ 200 – 300 nghìn đồng

– Khăn ướt (18 gói) ~ 720 – 1 triệu đồng

5. Dụng cụ vệ sinh ~ 600 nghìn đồng

– Sữa tắm, dầu gội ~ 200 – 500 nghìn đồng

– Tăm bông, băng gạc, rơ lưỡi… ~ 70 – 100 nghìn đồng

6. Đồ chơi (cần chọn đồ chơi chất lượng cho trẻ) ~ 1,5 triệu đồng

Kết quả hình ảnh cho đồ chơi trẻ sơ sinh

Từ 0 – 6 tháng ~ 300 – 500 nghìn đồng

Từ 7 – 12 tháng ~ 500 – 1 triệu đồng

7. Các vật dụng khác (nếu không mượn được bạn nên mua) ~ 3,5 – 6 triệu đồng

– Nôi: nôi sắt ~ 1 – 2 triệu đồng và 3 – 5 triệu đồng nếu là nôi gỗ

– Xe đẩy: ~ 500 nghìn – 1 triệu đồng

– Địu bé, dây đai ~ 200 – 300 nghìn đồng

8. Chích ngừa

Tiêm ngừa là bắt buộc cho mọi trẻ em để bảo vệ trẻ khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu bạn chọn chương trình tiêm chủng quốc gia sẽ được miễn phí với những mũi tiêm cơ bản, nếu bạn chọn tiêm dịch vụ bạn sẽ tốn không ít tiền.

Kết quả hình ảnh cho tiêm trẻ sơ sinh

hinh-vaccine1

Bảng giá dịch vụ các mũi cần tiêm phòng cho trẻ dưới 1 tuổi (nguồn Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương)

II. NHỮNG KHOẢN PHÁT SINH

Khám chữa bệnh:

Do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ còn chưa được hoàn thiện, nên trong giai đoạn này, trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh. Chính vì thế, bạn cần dự trù khoảng 5 – 10 triệu đồng đề phòng xa.

Tất nhiên, không phải tháng nào con bạn cũng mắc bệnh phải thuốc thang thăm khám nhưng cũng có những tháng trẻ có thể đến thăm bác sĩ đều đặn. Bạn không nên quá lo lắng vì đây là vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ.

III. TÓM LẠI

– Trong năm đầu tiên nuôi con, ngoài những khoản chi bắt buộc như tã, quần áo… nếu bạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và sử dụng dịch vụ tiêm chủng mở rộng, chi phí nuôi con của bạn sẽ trong khoảng ~ 50 – 60 triệu đồng. -> Tính trung bình 1 tháng bạn cần chi cho con ~ 5 triệu đồng

– Nếu bạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và sử dụng các mũi tiêm dịch vụ bạn cần chi khoảng (tất nhiên đã tính những khoản chi bắt buộc) ~ 60 – 70 triệu đồng. -> Tính trung bình 1 tháng bạn cần chi cho con ~ 6 triệu đồng

Trên chỉ là bảng chia sẻ kinh phí nuôi con của một mẹ có mức thu nhập trung bình khá. Và bảng này chỉ mang tính chất cho bạn tham khảo vì tùy theo mức thu nhập, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà bạn sẽ có sự chi tiêu khác nhau nhé!

Theo GĐM

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X