Để con có đôi chân thẳng và dài, cha mẹ hãy bỏ túi ngay những bí quyết “nắn” chân cho trẻ sơ sinh dưới đây nhé!

Để con có đôi chân thẳng và dài, cha mẹ hãy bỏ túi ngay những bí quyết “nắn” chân cho trẻ sơ sinh dưới đây nhé!

Các bà mẹ trong xóm ai cũng nức nở khen chị Linh khéo sinh khéo chăm, khi hai đứa con chị đứa nào cũng hiền lành, xinh đẹp, lại thêm đôi chân dài thẳng tắp nhìn rất ưng mắt. Hỏi ra mới biết, ngày trước bé nhà chị khi sinh ra cũng bị cong chân như chân vòng kiềng, nhưng nhờ bí quyết “gia truyền” của bà ngoại nên chị đã khắc phục nhược điểm này của hai con.

Thực tế trẻ sơ sinh nào sinh ra cũng bị chân cong vòng kiềng vì tư thế nằm trong bụng mẹ tác động. Đến năm 3 tuổi, chân trẻ sẽ tự điều chỉnh và thẳng thóm trở lại. Tuy nhiên, có một số cách không cần phải tác động nhiều mà vẫn có thể “nắn” chân con thẳng dài như ý. Các mẹ thử áp dụng những bí quyết dưới đây để thấy hiệu quả ra sao nhé!

Nguyên nhân khiến chân con bị cong

Chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý. Tuy nhiên có một số trẻ thực sự mang tật vòng kiềng với những dấu hiệu khác biệt.

Với những người có đôi chân bình thường, hai đầu gối, mắt cá chân khi đứng thẳng sẽ chạm với nhau. Nếu trẻ bị vòng kiềng, khi đứng thẳng hai bên khớp gối đều nghiêng làm cho đầu gối không khít nhau. Để chữa trị cho con, đầu tiên mẹ cần biết nguyên nhân khiến con bị chân vòng kiềng:

– Di truyền: Là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng, nếu cha mẹ chân bị cong rất có khả năng con cũng bị tật này.

– Thiếu vitamin D: Nguyên nhân thường gặp nhất khi con bị chân vòng kiềng là thiếu vitamin D dẫn đến việc cơ thể không thể tổng hợp đủ canxi, khiến cho khung xương trở nên yếu ớt gây ra biến dạng xương, vẹo cột sống.

– Cho trẻ tập đi quá sớm: Nhiều bậc phụ huynh luôn nghĩ cho trẻ tập đi sớm sẽ giúp con lanh lợi hơn nên đã nóng vội ép buộc con tập đứng thường xuyên. Tuy nhiên, dưới 10 tháng xương chân con vẫn non yếu. Khi chưa đủ sức để nâng đỡ toàn bộ cơ thể, chân trẻ sẽ dễ dẫn đến tật vòng kiềng.

– Bế con sai cách: Hầu hết gia đình Việt đều có thói quen bế cắp nách, địu bé trên lưng ngay từ khi con còn nhỏ. Việc làm này hoàn toàn sai lầm bởi từ khi được sinh ra đến 6 tuổi chính là thời điểm quan trọng nhất để kiến tạo lại xương. Nếu mẹ bế cắp nách con thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến xương chậu, xương hông của bé và chắc chắn làm ảnh hưởng dẫn đến xương chân, gây tật vòng kiềng.

– Bé bị béo phì: Trong trường hợp này trọng lượng cơ thể vượt mức chịu đựng của xương ống chân khiến chân con bị cong.

Bí quyết “nắn” chân con

Với những trường hợp trẻ mang tật vòng kiềng vì yếu tố di truyền (cha của bé chân bị cong), bạn có thể áp dụng những tuyệt chiêu dưới đây:

– Thường xuyên bóp chân cho con: Mỗi ngày một lần, dùng hai tay vuốt và nắn nhẹ từ phần đùi xuống mắt cá chân. Động tác phải thật chậm, nhẹ nhàng để tránh trường hợp con bị trật khớp. Việc này không chỉ giúp chân con tránh vòng kiềng, mà còn giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Nếu mẹ muốn con có bàn tay búp măng cũng nên áp dụng theo cách này nhé. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉnh hình khuyến cáo việc bóp nắn chân cho trẻ nên để kỹ thuật viên có chuyên môn làm vì nếu làm sai cách, hậu quả sẽ khó lường.

– Không cho bé tập đi sớm: Tùy theo cấu tạo cơ thể mà trẻ sẽ có thời gian tập đi khác nhau. Thông thường trẻ biết đi dao động từ 11 – 24 tháng. Nếu trẻ chưa có dấu hiệu tập đi mẹ không nên ép vì nó có thể gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng cấu trúc xương của trẻ.

– Phơi nắng cho con: Ánh nắng mặt trời không chỉ giúp con hấp thụ vitamin D, hạn chế tình trạng chân vòng kiềng, mà còn tăng cường sức đề kháng, chống viêm,… Dù tốt là vậy nhưng mẹ không nên cho trẻ tắm nắng quá nhiều, hãy chọn thời gian phù hợp: Sáng từ 6 – 9 giờ, chiều từ 4h30 trở đi. Ngoài ra, nếu trẻ còn bú mẹ nên tích cực cho trẻ bú vì sữa mẹ là nguồn vitamin D quý giá.

– Không để trẻ ngồi xổm hoặc ngồi kiểu W: Ngồi xổm hay ngồi tư thế W là nguyên nhân trực tiếp khiến xương chân con bị cong, ảnh hưởng đến cột sống. Vì vậy cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ngồi ở những tư thế này. Ngoài ra, hạn chế sử dụng xe tập đi quá sớm vì chiếc xe này chẳng những không giúp trẻ tập đi tốt hơn mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy, trong đó có việc khiến xương chân yếu đi hoặc cong vòng kiềng.

Lưu ý: Bất kỳ phương pháp nào cũng là kinh nghiệm của những mẹ đi trước, để an tâm mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để không gây ra bất cứ thương tổn nào cho bé.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X