Trong suốt thai kỳ: Đây là các cột mốc SIÊU ÂM VÀNG mà mẹ không thể bỏ lỡ dù chỉ 1 lần

Siêu âm giúp mẹ có thể nhìn thấy gương mặt của con cũng như theo dõi được sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, thông qua siêu âm, các dị tật thai cũng sớm được phát hiện, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp chữa trị kịp thời.

Trong một lần tham gia hội thảo “Hành trình làm mẹ” tại Hà Nội, PGS.TS.BS Nguyễn Đức Hinh (Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết: “Siêu âm là cách ghi lại hình ảnh của thai nhi ở trong bụng mẹ. Nhờ đó mà mẹ không chỉ được nhìn thấy sự phát triển của thai nhi mà còn sớm biết được liệu bé có mắc các dị tật bẩm sinh hay không. Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay có nhiều bà mẹ mang thai nghiện đi siêu âm, điều này ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của thai nhi”.

Như vậy, siêu âm thai rất cần thiết nếu mẹ tuân thủ đúng lịch chỉ định để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh và có được một thai kỳ thành công. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là siêu âm vào thời điểm nào và siêu âm như thế nào để không gây hại cho em bé trong bụng?

Hiện nay, nhiều người vẫn còn tranh cãi về tác hại của sóng siêu âm đối với thai nhi. Tuy nhiên, các phân tích khoa học đều cho thấy sóng siêu âm không phơi nhiễm bức xạ ion hóa và không gây hại như chụp X – quang. Trường hợp mẹ bầu có bất thường về sức khỏe hoặc bào thai gặp vấn đề, siêu âm có thể được thực hiện thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Vậy nên, quan niệm siêu âm gây hại cho thai nhi nên được gạt bỏ, chỉ cần không làm dụng sẽ tốt cho cả mẹ và con.

Theo các bác sĩ Sản khoa, trong thai kỳ có 3 thời điểm siêu âm vàng không thể bỏ lỡ. Tương ứng với 3 thời điểm cũng là 3 cộc mốc phát triển quan trọng của thai nhi

Lần siêu âm đầu tiên: Từ tuần 12 – 14

Đây là lần siêu âm đầu tiên trong thai kỳ và cần thực hiện đúng ngày. Trong lần siêu âm này, tuổi thai của con được xác định chính xác nhất. Hơn nữa, nếu trường hợp mẹ bầu mang đơn thai, song thai hoặc đa thai cũng được biết thông qua siêu âm lần đầu tiên này.

Ngoài ra, bác sĩ còn thực hiện đo mờ sau gáy (đo khoảng sáng sau gáy). Nếu kết quả siêu âm này có nghi ngờ, thai phụ sẽ tiếp tục được chỉ định làm một số xét nghiệm như chọc dò ối, chọc cuống rốn để phát hiện một số bất thường nhiễm sắc thể, nếu có. Từ việc đối chiếu các kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán các nguy cơ về bệnh Down, dị tật tim, dị thường các chi,… Việc siêu âm thai cần diễn ra đúng vào thời điểm này vì sau thời gian này, độ mờ da gáy đều trở lại bình thường.

Chỉ số độ mờ da gáy bình thường và bất thường:

– Bình thường: <2,5 mm.

– Nguy cơ bị Down 30%: >= 3 mm

Lần siêu âm thứ hai: Từ tuần 21 – 24

Kể từ tuần 21 trở đi, các hệ cơ quan của thai nhi đều đã xuất hiện đầy đủ và có thể nhìn thấy thông qua siêu âm như hộp sọ, não, cột sống, tim, phổi, các chi,… Thông quan lần siêu âm này, bác sĩ sẽ kiểm tra tất cả các cơ quan để theo dõi tình hình phát triển của em bé trong bụng.

Nếu trong lần siêu âm đầu tiên, những bất thường về nhiễm sắc thể được phát hiện thì ở lần siêu âm này, bất thường về hình thái cũng được tìm ra, nếu có. Một số bất thường hình thái thường gặp trong mốc phát triển này của thai nhi có thể là: hở hàm ếch, sứt môi, dị dạng nội tạng.

Điều cần lưu ý đặc biệt khi thực hiện siêu âm thai lần 2 là phải đúng thời điểm vì nếu có bất thường được phát hiện, việc đình chỉ thai chỉ có thể thực hiện trước tuần 28. Nếu sớm hơn thì các cấu trúc, cơ quan trong cơ thể chưa thể nhìn rõ để bác sĩ đưa ra chẩn đoán. Nếu sau thời gian này thì thai quá lớn, tình trạng nước ối giảm sẽ gây khó khăn cho việc kiểm tra.

Lần siêu âm thứ 3: Từ tuần 30 – 32

Các bác sĩ khuyên mẹ bầu cần thực hiện thêm lần siêu âm này vì những bất thường ở động mạch, tim, vùng cấu trúc não có thể được phát hiện muộn trong thời điểm từ tuần 30 – 32 của thai kỳ. Hơn nữa, trong lần siêu âm thứ 3 này, bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí của nhau thai, tình trạng nước ối, dây rốn để xem xét xem chúng có đảm nhận tốt việc vận chuyển dinh dưỡng nuôi thai hay không.

Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu đi siêu âm thai

Để quá trình siêu âm diễn ra suôn sẻ, trước và trong khi siêu âm thai, mẹ cần lưu ý những điều sau:

Trước khi siêu âm 8 tiếng mẹ cần tuyệt đối tránh các thức uống có chất kích thích như cà phê, rượu bia, nước ngọt hoặc hút thuốc lá. Dù các bà bầu đều tránh xa chúng nhưng nhắc nhở cũng không thừa.
Trước khi siêu âm 1 giờ, mẹ nên uống khoảng 2 – 3 ly nước và nhịn tiểu để bàng quang được căng ra, dễ dàng cho việc siêu âm;

Khi siêu âm qua ngã âm đạo để xác định tình trạng thai ngoài tử cung, mẹ nên trao đổi với bác sĩ phương pháp này có phù hợp về tình trạng sức khỏe của mẹ hay không;
Hầu hết siêu âm thai sẽ phát hiện ra dị tật nhưng không phải lúc nào siêu âm thai cũng phát hiện dị tật. Có một số loại dị tật “qua mắt” được sóng siêu âm và em bé sinh ra mới phát hiện dị tật.

Thông thường, thời gian cho mỗi lần siêu âm thai chỉ chừng 20 phút. Nhưng có những bé “trốn” bác sĩ, cuộn tròn người hoặc quá tinh nghịch thì việc siêu âm có thể kéo dài để bác sĩ lấy đủ thông số. Ngoài ra, với các bà bầu tăng cân quá nhiều, các mô mỡ dày sẽ kéo dài thời gian siêu âm hơn.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X