Cách hay chữa đờm ở cổ cho trẻ sơ sinh, trị dứt chứng thở khò khè

Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ phải làm thế nào? Dưới đây là cách hay chữa đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn tại nhà, các mẹ cùng tham khảo nhé!

Trẻ sơ sinh bị đờm ở cổ phải làm thế nào để giúp bé tống sạch đờm là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Không phải cá biệt, trẻ bị đờm hay khò khè là tình trạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trong 3 tháng đầu.

Trẻ bị đờm có ngu.y hi.ểm không?

NiadanotV_LQGeIQsqRTB6puT2BPVYpugpbSHhWjujJ2VDSTOTIyDs-2PQqV1NAmJPrziocdp6anGAFpRJaEzKuoq-lC6Q

Ảnh minh họa: mthai

Trẻ bị đờm khiến mẹ lo lắng vì nghĩ con bệnh. Không giống như suy nghĩ của nhiều mẹ, đờm thực chất là một chất nhầy được sản sinh để giúp cơ thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Khi việc sản sinh đờm bị mất cân bằng, chất nhầy này sẽ bị kẹt ở cổ tạo thành đờm. Nếu trẻ sơ sinh bị đờm, bé sẽ không thể ho ra ngoài.

Nguyên nhân gây ra đờm ở trẻ có thể do viêm mũi dị ứng,kích thích trong cổ họng, viêm xoang và viêm vách ngăn mũi, viêm phế quản và hen suyễn , nhi.ễm tr.ùng mãn tính ở cổ họng.

Trẻ sơ sinh bị đờm thường đi kèm với triệu chứng ho, thở khò khè, một số trẻ có thể bị sốt. Tình trạng này có thể khiến trẻ bú hoặc uống sữa ít hơn. Mặc dù không phải là tình trạng ngu.y hi.ểm nhưng cha mẹ cần biết cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị đờm để giúp bé ăn ngon, ngủ ngon hơn.

Vỗ rung giúp tống sạch đờm nhớt, trị dứt chứng thở khò khè cho bé

Khi thuốc kháng sinh không hiệu quả trong trường hợp trẻ sơ sinh bị đờm, các mẹ có thể áp dụng những cách làm tan đờm ở cổ họng cho bé dưới đây nhé.

Cách thứ nhất: Vỗ rung long đờm

qpwF9frZVNq4CXVP5cz6caqcy42hbOd1i_EnkYwOCGRUmIWJPy5QxdBiEjNvkCQrhUvdtGI_19GxMivMGd8Es3ezR00M

Ảnh minh họa: th.theasianparent

Đây là phương pháp vật lý thường dùng bằng bàn tay hoặc dụng cụ, thậm chí là kết hợp cả hai nhằm để cải thiện hệ hô hấp cho bé, giúp phổi giãn nở tốt hơn. Từ đó giúp bé tăng cường sức cơ hô hấp để tống đẩy hết các chất đờm ra ngoài.

Các bước thực hiện:

– Đặt bé ở t.ư th.ế nằm nghiêng, đầu cúi về phía trước

– Xác định vị trí vỗ rung long đờm: Bắt đầu từ phổi, tại vị trí ngang lưng trở lên.

– Khum bàn tay lại rồi vỗ nhẹ nhẹ nhàng từng nhịp theo chiều từ dưới lên

Mẹ vỗ nhẹ khoảng 10 – 15 phút, các bé sẽ ho và đẩy hết đờm nhớt ra ngoài.

Ngoài đặt trẻ nằm nghiêng, mẹ có thể bế vác trẻ lên người để thực hiện thao tác này.

Cách thứ hai: Hút đờm bằng quả bóng cao su

Trong trường hợp bé sơ sinh có quá nhiều đờm, mẹ có thể dùng một quả bóng cao su để hút sạch đờm cho bé.

– Đặt bé nằm ngửa, mặt trẻ nghiêng sang một bên để tránh nghẹn khi hút đờm.

– Cho một ít nước muối vào để rửa mũi. Bước này giúp làm ẩm, khiến chất nhầy không quá dính.

– Bóp bóng cao su, cho đầu nhọn của bóng vào, không cho vào quá sâu

– Từ từ thả tay để đờm đi vào quả bóng cao su.

– Nhẹ nhàng lấy quả bóng cao su ra và ép chất nhầy và đờm ra ngoài.

Kết quả hình ảnh cho Cách thứ hai: Hút đờm bằng quả bóng cao su"

– Lau sạch đầu hút rồi tiếp tục thực hiện ở bên cánh mũi còn lại cho đến khi hết đờm.

Hút đờm cho bé bằng bóng cao su phải được thực hiện sau khi bé ăn uống hoặc bú sữa không quá 1 tiếng rưỡi đến 2 giờ tránh bé nôn sữa ra ngoài.

Cách thứ ba: Bài thuốc dân gian từ lá hẹ

Theo Đông y, lá hẹ có tính nhiệt, chín có vị cay, ngọt, tính ấm, lại mạnh cho khí, không chứa đ.ộc, được dùng trong nhiều bài thuốc trị ho, làm tan đờm cho trẻ sơ sinh. Đối với các bé trên 6 tháng, các mẹ hãy nấu món hẹ chưng đường phèn cho bé uống. Bài thuốc dân gian này chữa ho, tan đờm hiệu quả khi bé bị nhiễm lạnh.

Nguyên liệu: 5-7 lá hẹ, 1 muỗng đường phèn

Thực hiện:

– Hẹ rửa sạch, cắt khúc

– Trộn thêm 1 muỗng đường phèn

– Hấp cách thủy khoảng 15 phút

– Rót lấy nước cho bé uống

Uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng, uống trong 3-5 ngày.

Hy vọng một số thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích cho các mẹ trong quá trình chăm con nhỏ. Nói chúng, tình trạng trẻ sơ sinh có đờm ở cổ rất thường gặp, không ngu.y hi.ểm, các mẹ không cần phải quá lo lắng.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X