Cha hay nhậu nhẹt say xỉn trước mặt con, bé dễ rối loạn tâm thần, tương lai mờ mịt

Không biết chồng các mẹ sao chứ chồng em chán quá đi à!

Em vào đây tâm sự tí cho thỏa chút chứ ức chế chịu không nổi. Chồng em bình thường cũng giúp vợ nhiều vợ.

Chịu đón con đi học về, về tới nhà là bay vào bếp lo cơm nước cho con trước vì em đi làm xa nhà, về tới nhà cũng phải hơn 7 giờ tối. Sẽ không có gì đáng chê trách nếu như chồng em không có tật lè nhè lúc nhậu nhẹt.

Công việc của chồng em phải tiếp xúc với nhiều người mà bảo là cứ phải nhậu thì hợp đồng mới ký nên em cũng không can được. Nhưng mỗi lần đi nhậu về thì ít cũng tới tận 12 giờ đêm. Mà con thì 9 giờ đã phải lùa lên giường cho ngủ hết vì con phải dậy đi học từ 6 giờ sáng.

Vậy mà hôm nào rượu vào, về tới nhà là chồng em dựng đầu con dậy, ôm hôn rồi siết người con thật chặt. Con thì nghe mùi rượu của bố, lại bị bố siết cứ khóc thét lên cả đêm. Em mà lại can là ổng nổi cọc lên, quát ầm ĩ lại phiền hàng xóm đêm khuya.

Kết quả hình ảnh cho Nghiên cứu cho thấy: Cha hay nhậu nhẹt say xỉn trước mặt con, bé dễ rối loạn tâm thần, tương lai mờ mịt

Còn không can thì tội con chịu không nổi. Lần nào cũng phải dụ để đợi cho đến khi rượu ngấm, ổng tự lăn ra ngủ mới yên chuyện các mẹ ạ. Bởi, mỗi lần chồng bảo đi nhậu là thấy rầu.

Khi chồng tỉnh em nói nhỏ nhẹ cho nghe thì bảo làm gì có. Đến khi quay phim cho coi hẳn hoi thì bảo là thói quen khi nhậu về nó vậy, nếu biết khi say mình làm sao thì còn nói làm gì. Đấy, khổ thế cơ!

Mà em bảo các mẹ nghe, cái em lo còn hơn vậy nữa đó. Em cũng hay đọc chia sẻ của các chị trong diễn đàn nên cũng biết ít ít. Nhiều nghiên cứu họ còn nói trẻ con chỉ cần chứng kiến cha say xỉn thôi thì đã bị ảnh hưởng lắm rồi đó.

Trung bình, cứ 10 người thì cũng hết 3 người thừa nhận từng say xỉn trước mặt con trẻ. Đây là kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu chất cồn (IAS) của Anh thôi nha.

Còn đối với đất nước tiêu thụ khoảng 3,4 tỷ lít bia và 300 triệu lít rượu mỗi năm (số liệu tháng 9/2016 từ Bộ Y tế) như Việt Nam thì chắc là 8/10 người say xỉn trước mặt các con mình rồi.

Ảnh chỉ mang tính minh họa (Nguồn ảnh: news.ifeng)

Ước tính, người Việt bỏ ra khoảng 3 tỷ USD/năm cho bia và khoảng 16.000 tỷ đồng/năm cho rượu. Con số này thật sự đặt các gia đình Việt trước nhiều nguy cơ mà trong đó sự tác động tiêu cực lên con trẻ là điều khó tránh khỏi.

Chúng ta đều là phụ huynh, và ai cũng muốn đem lại điều tốt nhất cho con mình. Thế nhưng hình ảnh người cha, thậm chí người mẹ say xỉn trước mặt con lại đem đến những hệ lụy rất đáng lo ngại.

Tương lai của những đứa trẻ nằm dưới đáy chai rượu của bố

Theo tổ chức Joseph Rowntree Foundation (JRF) ở Anh, thiếu niên ít được cha mẹ quan tâm, gần gũi sẽ có xu hướng tụ tập bạn bè, chơi với bạn bè thường xuyên uống bia rượu sẽ nhanh chóng hình thành thói quen xấu này.

Khảo sát này được tiến hành trên 5.700 thiếu niên Anh độ tuổi 13-16. Tuy nhiên, hành vi nhật nhẹt, say xỉn của cha hoặc của mẹ mới là chất xúc tác mạnh hơn cả trong việc hình thành thói quen nhậu nhẹt ở các thiếu niên.

Cha mẹ thường lấy lý do mượn rượu để giải sầu hoặc vì lý do công việc, để giải quyết vấn đề của người lớn hoặc đơn giản vui cũng nhậu, buồn cũng nên nhậu.

Nói chung, có đủ mọi lý do để các ông bố Việt kéo nhau vào bàn nhậu nhưng lại quá ít người chịu nghĩ xem hành vi của mình sẽ ảnh hưởng thế nào đến các con sau này.

Kết quả hình ảnh cho Nghiên cứu cho thấy: Cha hay nhậu nhẹt say xỉn trước mặt con, bé dễ rối loạn tâm thần, tương lai mờ mịt

Viện Nghiên cứu rượu Anh (IAS) dựa vào kết quả điều tra trên 997 phụ huynh và trẻ em sinh sống trong các gia đình mà cha mẹ có sử dụng rượu tại Anh cho biết có tới một nửa, tức 50% số trẻ trong các gia đình này đã phát triển những vấn đề về tâm lý – tâm thần, ví dụ như sự xấu hổ, mặc cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ.

Đồng thời họ cũng cho hay đây là nhóm trẻ có nguy cơ rất cao trở thành kẻ nghiện rượu sau này. Điều đó đồng nghĩa với việc tương lai của những trẻ nằm dưới đáy chai rượu của bố.

Cha “lai rai” cũng khiến trẻ mắc các vấn đề tâm lý – tâm thần, lo âu, trầm cảm

Như đã nói ở trên, có đến 50% số trẻ trong các gia đình có bố hoặc mẹ thường hay nhậu nhẹt gặp các vấn đề về tâm lý – tâm thần, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ.

Bà Katherine Brown – Giám đốc điều hành IAS khẳng định rằng không phải đợi đến mức nghiện ngập mà điều đó xảy ra kể cả khi cha hoặc mẹ chỉ uống từ 1-2 ly vào buổi tối.

Vâng, chỉ 1-2 ly ngà ngà say thôi thì những đứa trẻ con trong nhà chứng kiến cha mẹ như vậy cũng đủ ảnh hưởng lâu dài về mặt tâm thần. Huống chi, ở Việt Nam, số lần các bố say xỉn về nhà lè nhè, bê tha, thậm chí đập phá đồ đạc, bạo hành gia đình có thể chứng kiến hàng ngày như cơm bữa.

Biến mâu thuẫn nhỏ giữa vợ chồng thành bạo lực gia đình

Rượu vào nát người quả không sai. Có biết bao nhiêu vụ việc đau lòng xảy ra chỉ vì bản thân người gây sự có chút men trong người. Không chỉ là tai nạn khiến con mất cha, vợ mất chồng, cảnh nhà côi cút mà trong các gia đình có bố nhậu nhẹt còn tồn tại một mồi châm nguy hiểm: bạo lực.

Từ những mâu thuẫn rất nhỏ giữa cha mẹ nhưng chỉ cần chút men, nó có thể biến cha từ người đàn ông độ lượng, không chấp nhặt, thiếu nhỏ nhen trở nên hung dữ, ích kỷ và sẵn sàng đạp đổ mái ấm gia đình mà mình đang ra sức vun vén từng ngày.

Kết quả hình ảnh cho nhậu say sỉn

Bạo lực từ một, hai lần có thể nhanh chóng trở thành thói quen và một khi đã thành chứng bệnh thì không cách nào có thể cứu chữa hạnh phúc gia đình cho chính vợ chồng và cả những đứa con trong gia đình.

Những hệ lụy từ cuộc nhậu nhẹt bê tha hay chỉ là vài ly ngà ngà của bố có thể để lại hậu quả gì thì có lẽ người lớn chúng ta ít nhiều đã nhận ra. Điều quan trọng là chính các bố có thực sự muốn thay đổi hay không mà thôi.

Rồi một mai, sau bao năm nhọc nhằn, vắt sức nuôi dạy con để phải chứng kiến con trở nên bất thường trong hành vi, rối loạn tâm thần và là những thành phần nghiện ngập của xã hội trong tương lai liệu các ông bố có còn kịp mà thảng thốt lời xót xa?

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X