Chân vòng kiềng ở trẻ – Nguyên nhân do đâu? Phòng tránh thế nào?

Các mẹ chăm con thường hay chia sẻ nhiều kinh nghiệm với nhau để hạn chế tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ. Bởi nếu bé lỡ bị chân vòng kiềng sẽ gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho bé, dáng đi bé sẽ xấu đi, từ đó bé cũng cảm thấy thiếu hẳn tự tin khi lớn lên, nhất là đối với các bé gái.

Tật chân vòng kiềng xuất hiện rất nhiều ở trẻ nhỏ mà đa phần nguyên nhân lại xuất phát từ người lớn chăm con sai cách. Do đó, trước và ngay sau khi sinh bé ra đời, thì người lớn trong nhà, nhất là người mẹ phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây chân vòng kiềng cũng như biện pháp phòng ngừa để con lớn lên không bị xấu dáng và mất tự tin ở đôi chân.

Chân vòng kiềng là gì?

Chân vòng kiềng là một dạng tật ở chân có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Chân vòng kiềng có thể là do bẩm sinh nhưng cũng có khi do các bệnh mà bé mắc phải sau này gây ra. Khi bé mắc tật chân vòng kiềng thì trục chân bé không thẳng nên khi khép chân lại thì 2 chân thường bị cong ra hoặc cong vào nhìn rất mất tự nhiên.

Làm thế nào khi chân bé bị vòng kiềng? | Vinmec

Nguyên nhân gây tật chân vòng kiềng ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân khiến con bị chân vòng kiềng, có thể rơi vào một trong những nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do di truyền, ví dụ như ba mẹ bị chân vòng kiềng thì có thể con cũng mắc theo. Trường hợp này rất khó tránh khỏi nhưng tỉ lệ mắc phải thường rất ít, không đáng kể.

Thứ 2 là tật chân vòng kiềng sinh lý, tức là bé bị vòng kiềng chân trong 6 tháng đầu. Nguyên nhân gây ra chỉ đơn giản là do tư thế bé nằm khi còn trong bào thai khiến chân bị cong. Tuy nhiên, ở trường hợp này thì phần lớn đến khoảng tháng thứ 6 thì bé sẽ tự khỏi hẳn tật chân vòng kiềng nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Thứ 2 là tật chân vòng kiềng bệnh lý. Bé bị chân vòng kiềng là do mắc phải một căn bệnh nào đó, hoặc bị một chấn thương nào đó trong quá trình phát triển khung xương khi còn nhỏ. Điển hình như bệnh thừa cân, béo phì hoặc té ngã chẳng hạn.

Trẻ đứng sớm có bị... còng chân?

Chân vòng kiềng ảnh hướng thế nào đến sức khỏe của trẻ?

Đa phần các trường hợp bị tật vòng kiềng đều không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con. Tuy nhiên, hậu quả dễ nhìn thấy nhất là con sẽ bị xấu dáng đi. Nhất là các bé gái nếu mắc tật chân vòng kiềng thì sau khi trưởng thành sẽ rất tự ti về đôi chân của mình và mất hẳn tự tin trong giao tiếp.

Ngoài ra, đối với trường hợp tật chân vòng kiềng do bé béo phì nặng thì có thể các mạch khớp ở chân sẽ bị tổn thương về sau. Về lâu dài thì sẽ xuất hiện tình trạng mạch khớp tựa hẳn một bên ở khớp gối, khi đó phần sụn sẽ bị hư gây tình trạng cứng khớp, đau khớp ảnh hưởng không nhỏ đế việc đi đứng cũng như sinh hoạt hàng ngày của con.

mang thai, chăm sóc bà bầu, bé vòng kiềng, | bau.vn

Thói quen cần tránh để hạn chế chân vòng kiềng cho trẻ

Thói quen đáng nhắc nhở nhất đó chính là người lớn trong nhà gấp gáp cho con đứng sớm khi bé chưa thật sự sẵn sàng. Cụ thể là trước 9 tháng thì không nên ép cho trẻ đứng.

Ngoài ra, việc dùng xe tập đi sớm cho con cũng có thể khiến khung xương con phát triển lệch đi. Bởi do xe có hệ thống nâng đỡ cơ thể nên nhìn từ bên ngoài mẹ cứ nghĩ con có thể đứng được, đi được nhưng thật ra thì bản thân cơ thể bé chưa đủ sức để làm điều đó. Chính sự gắng quá sức này sẽ khiến khung xương chân phát triển lệch đi.

Chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ: Nỗi băn khoăn của nhiều cha mẹ • Hello ...

Thói quen gây hại thứ 2 là mẹ cứ bồi bổ quá mức cho con, cho con uống đủ các loại sữa ngoài, thuốc giúp ăn ngon rồi ép con ăn quá nhiều mỗi bữa khiến con thừa cân, béo phì quá sớm. Bởi khi bé thừa cân, khung xương chân không đủ vững để nâng đỡ cơ thể nên có thể phát triển lệch đi và gây tình trạng tật chân vòng kiềng.

Theo GĐM

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X