Chi tiết chế độ ăn uống trong từng tháng thai kỳ: Tốt cho con 1 còn tốt cho mẹ 10

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé, mẹ hãy lưu ý trong từng tháng thai kỳ nhé.

Một chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu theo từng tháng là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt hơn.

Sự phát triển của thai nhi khác nhau qua từng tháng, vì thế dinh dưỡng mà mẹ bầu cần bổ sung cũng có sự thay đổi. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bà bầu theo từng tháng mà mẹ cần đảm bảo.

Tháng 1

Lúc này cơ thể bắt đầu có sự thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, khiến mẹ thường xuyên cảm thấy buồn nôn và khó chịu. Vì vậy mẹ cần:

– Sau khi thức dậy, mẹ hãy uống 1 cốc nước trái cây, ăn một bữa ăn nhẹ như cháo, sữa, hoặc bánh mì theo ý của bạn.

– Lựa chọn kỹ lưỡng các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và gá. Đồng thời, tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay.

– Chia nhỏ từ 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.

Tháng thứ 2

Lúc này mẹ bầu đã cảm nhận rõ sự thay đổi trong cơ thể như: Dừng hẳn vòng kinh, thường xuyên đau đầu, kèm theo cảm giác chóng mặt, buồn nôn,… Vì vậy mẹ cần được nghỉ ngơi thoải mái, đồng thời ăn nhiều trái cây và các thực phẩm dễ tiêu hóa như: cháo, bánh mì, ngũ cốc…

Tháng thứ 3

Cảm giác khó chịu đã giảm đi rất nhiều, vì vậy mẹ nên 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Lời khuyên dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 3:

– Hạn chế tình trạng ăn vặt, những thức ăn nhiều calo ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn

– Ăn nhiều rau và trái cây

– Bổ sung vitamin, khoáng chất theo bác sĩ kê toa.

– Uống nhiều nước

– Thường xuyên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất

Tháng thứ 4

Lúc này xương và các bộ phận trong cơ thể bé bắt đầu hình thành. Mẹ nên ăn nhiều thức ăn giàu protein, canxi, sắt như: Gan, lòng đỏ, lá quế, bầu,… Đặc biệt, mẹ tuyệt đối không bỏ bữa hay nhịn ăn. Ít nhất sau 4 giờ đồng hồ, mẹ bầu nạp thêm thức ăn lành mạnh vào cơ thể để ngăn ngừa chứng buồn nôn, ợ nóng, mệt mỏi và buồn ngủ.

Tháng thứ 5

Thai nhi đã có sự phát triển mạnh mẽ về não bộ. Vì vậy mẹ cần bổ sung những chất cần thiết kích thích não bộ phát triển tốt nhất. Đồng thời, hạn ăn quá nhiều thịt và thực phẩm chứ nhiều đường trắng. Tích cực bổ sung các thực phẩm giàu DHA như trứng, các loại đậu, hạt hướng dương, hành tây, thịt động vật, sữa cũng không nên bỏ lỡ.

Tháng thứ 6

Đây là thời gian mẹ cảm thấy đói liên tục, do thai nhi đã lớn và cần nhiều dinh dưỡng hơn. Vì vậy mẹ cần:

– Sau 3 bữa ăn chính, mẹ cần bổ sung thêm những bữa phụ bằng ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu, hoặc có thể lựa chọn bổ sung thêm chất béo lành mạnh;

– Uống nhiều nước.

– Ăn nhiều thực phẩm chứa chứa carbohydrate nâu như yến mạch, gạo nâu, vì chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp ngăn ngừa chứng táo bón khi mang thai;

Tháng thứ 7

– Bổ sung thêm canxi, phốt pho giúp quá trình phát triển xương trở nên nhanh chóng hoàn thiện.

– Lúc này mẹ bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phong phú và đa dạng với các loại thực phẩm như: Gạo, ngũ cốc, các loại hạt, rau củ, hoa quả, trứng, cá, thịt… Mặc dù vậy, mẹ cũng cần kiểm soát lượng thực phẩm đưa vào cơ thể để tránh tăng cân quá mức, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tháng thứ 8

– Ưu tiên sử dụng những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như thịt, cá… để bổ sung thêm năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể. Tránh ăn những sản phẩm từ đậu nành, khoai lang để tránh tình trạng chướng bụng.

– Tầm quan trọng của Omega-3 trong tháng 8 thai kỳ là vô cùng quan trọng cho sự tăng cường và phát triển trí não của trẻ nhanh nhất trong giai đoạn này. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,…

Tháng thứ 9

Đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh nhất với tốc độ chóng mặt. Vì vậy mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn uống đa dạng và dinh dưỡng:

– Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời chuẩn bị cho – việc “xuất” sữa cho con bú sau này;

– Chịu khó chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính. Tuyệt đối tránh bỏ bữa, nhịn ăn trong thời gian dài;

– Ăn thêm rau, trái cây để ngăn ngừa táo bón;

– Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn chặn chứng phù nề.

Theo Gia đình mới

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X