Chơi điện thoại từ lúc hơn 1 tuổi, lên 5 bé trai 1 mắt bị lác, 1 mắt bị loạn

Ngày xưa phải đến năm lớp 11 em mới tiếp xúc với điện thoại, cầm điện thoại mà nhắn tin cho bè bạn đó các mẹ.

Vậy mà giờ nhìn tụi nhỏ mới có mấy tuổi đầu đã rành rọt điện thoại mà em phục thật chứ.

Nói đâu xa, thằng cháu nhà em đây, mới có 4, 5 tuổi mà biết xài điện thoại dữ lắm, biết gọi điện cho ba mẹ nó, rồi chơi đủ thử game, nhiều cái mà em còn chẳng biết chơi luôn đó. Mà em lo lắm các mẹ.

Qua tìm hiểu, em nhận thấy thằng cháu nhà em thuộc dạng nghiện điện thoại nặng lắm rồi chứ không phải dạng bình thường được đâu. Có mấy hôm vừa đi học về, chưa kịp thay quần áo là ảnh nhảy ngay lên giường tìm cái điện thoại rồi nằm bấm miết đó, gọi ăn uống không chịu ăn.

Cứ mỗi lần lấy điện thoại lại đem giấu đi là ảnh khóc thé lên. Phải có điện thoại mới chịu ăn uống. Thay vì nói chuyện với ông bà, cha mẹ thì bé ngày càng ít giao tiếp hơn, chỉ thích chơi điện thoại là nhiều.

Thật ra tác hại của việc chơi điện thoại đâu có gì mới mẻ các mẹ. Trước nay các bác sĩ, chuyên gia tâm lý,… đã cảnh báo không biết bao nhiêu lần. Dù vậy, rất nhiều cha mẹ vẫn rất chủ quan để con chơi đó thôi. Có nhiều người nghĩ rằng, cho trẻ tiếp xúc với điện thoại các bé sẽ thông minh hơn hoặc một phần là vì để con chơi điện thoại để con không khóc, bố mẹ được rảnh tay làm việc,…

Thật ra lợi ích của việc chơi các thiết bị điện tử hoàn toàn là có, thế nhưng phải biết cách kiểm soát, cho trẻ chơi hợp lý chứ em thấy hầu hết các bé hiện nay toàn là dán mắt vào màn hình điện thoại suốt, thậm chí là đến giờ ngủ mới chịu buông điện thoại ra.

Lợi ích thì ít nhưng tác hại là có thừa các mẹ à. Thị giác là bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp. Đã không ít trường hợp các bé bị cận, bị loạn, bị lác hay thậm chí là mù mắt vì nghiện điện thoại.

Không những vậy, sức khỏe tâm thần cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Câu chuyện của chị Hoàng Huế em vừa đọc được sáng nay là lời cảnh báo thiết thực đến cha mẹ đó ạ.

Theo lời chia sẻ của chị trên trang cá nhân, con trai chị bắt đầu nghiện điện thoại khi được hơn 1 tuổi. Lúc con được 2 tuổi, chị đã nhận thấy những dấu hiệu bất thường. Đưa con đi khám nhưng vì bé còn nhỏ, bé khóc không chịu hợp tác nên bác sĩ hẹn 5 tháng sau khám lại.

Khi bé được 3 tuổi hơn thì chị cai điện thoại cho con, nhưng chị chủ quan, nghĩ bé bị nhẹ nên chỉ chỉnh góc nhìn cho con. Thế nhưng, vào kỳ nghỉ hè vừa rồi, thấy con xem ti vi mà mắt cứ nhíu nhíu, độ lác cũng nhiều hơn. Lúc này con chị đã được 5 tuổi.

Chị đưa con đi khám. Chị bị bác sĩ mắng té tát vì không đưa con đi khám sớm hơn. Theo kết quả của bác sĩ, 2 mắt con trai chị đều có vấn đề, 1 bên bị loạn và 1 bên bị lác.

Chi cho biết thêm, con trai chị sau đó phải đi phẫu thuật mắt. Nhìn đứa bé trên giường bệnh với đôi mắt đỏ máu, băng trắng, là một người mẹ ai mà không xót xa. Rút kinh nghiệm từ câu chuyện của chính con trai mình, chị cũng khuyên phụ huynh khác nên cho con xem ít thôi, đừng để như trường hợp của con chị thì thật đáng tiếc.

Được biết, bé nhà chị đã được xuất viện về nhà, sẽ quay lại tái khám vào tuần sau. Mắt bé chỉ cần nhỏ thuốc theo đơn của bác sĩ.

Nguyên văn bài chia sẻ của chị Hoàng Huế:

“Hơn 1 tuổi là bé bắt đầu nghiện điện thoại. Hồi bé 2 tuổi mình thấy con ngươi mắt dồn về phía trong 1 chút nên có đưa bé đi khám nhưng lúc ấy con nhỏ quá và khóc, không hợp tác cho bác sĩ khám, đo mắt nên bác sĩ hẹn 5 tháng sau quay lại khám nhưng mình chủ quan không đưa đi khám.

Khi bé được 3 tuổi hơn thì mình cai điện thoại cho con, nhưng mình chủ quan, nghĩ bé bị nhẹ nên mình chỉnh góc nhìn cho con là được.

Đến bây giờ bé 5 tuổi rồi, dạo vừa rồi nghỉ hè ở nhà xem tivi nhiều mình thấy mắt bé cứ nhíu nhíu lại để nhìn và tự dưng nhìn độ lác nhiều hơn bình thường nên mình đưa con đi khám. Bác sĩ kết luận 1 mắt lác hội tụ và 1 mắt loạn thị. Mình còn bị bác sĩ mắng sao lúc 2 tuổi không khám được thì 3 tuổi phải đưa đi khám ngay.

Các mẹ cho bé xem điện thoại ít thôi ạ. Vào viện mà toàn bé nghiện điện thoại, đòi xem điện thoại mổ 2 mắt y như Su. Rút kinh nghiệm không cho đứa em động vào điện thoại luôn”.

Mong là các bậc cha mẹ sẽ không chủ quan những tác hại của việc chơi điện thoại. Thay vì quăng cái điện thoại cho con, cha mẹ nên dành thời gian nhiều hơn để trò chuyện, chơi với con.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X