Có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu nên và không nên ăn gì để mẹ tròn con vuông?

Sau khi vỡ ối hoặc có dấu hiệu chuyển dạ, các mẹ bầu sẽ được nhập viện chờ sinh. Nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu trong khoảng thời gian này sản phụ có được ăn uống gì không hay phải nhịn cho đến khi sinh xong?

Cảm nhận chung của hầu hết các bà mẹ về quá trình sinh con giống như cuộc chạy đua marathon vì nó tốn quá nhiều năng lượng và sức lực.

Kết quả hình ảnh cho chuyển dạ

Cũng chính vì lí do đó mà hầu hết các bà mẹ khi bị vỡ ối dù rất đau đớn và mệt mỏi nhưng thường được người nhà khuyên nên cố gắng ăn uống thật nhiều để lấy sức cho cuộc vượt cạn sắp tới. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng có thể ăn uống trước khi chuyển dạ.

Ăn uống trước khi chuyển dạ: Nên hay không nên?

Đối với các mẹ sinh thường: Để bụng rỗng và bổ sung bất kỳ thực phẩm nào trong suốt quá trình chờ sinh không phải là điều tốt. Nếu không được ăn uống, nạp năng lượng cho quá trình chuyển dạ mẹ bầu có thể sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn nôn và đau đầu và dễ dẫn đến kiệt sức trong lúc rặn.

Kết quả hình ảnh cho sản phụ ăn lẩu chờ đẻ

Một ít đồ ăn nhẹ trước lúc sinh sẽ có thể giúp sản phụ cảm thấy dễ chịu, xoa dịu được cơn đau do co thắt tử cung và trải qua cơn đau chuyển dạ tốt hơn.

Những món ăn giúp mẹ sinh thường duy trì dinh dưỡng trong chuyển dạ:

– Các mẹ nên chọn các thực phẩm giàu carbohydrate như là: Bánh mì yến mạch, bánh bột gạo, mì, cơm, trái cây sấy khô, chuối và ngũ cốc …

– Nên ăn ít và chia làm nhiều bữa hơn là ăn cùng lúc thật nhiều.

Kết quả hình ảnh cho sản phụ ăn lẩu chờ đẻ

– Lúc trước khi vào phòng sinh, nước khoáng là một lựa chọn tốt nhất. Nếu mẹ bầu không thấy thèm ăn thì nước khoáng sẽ đóng vai trò cung cấp năng lượng cho quá trình vượt cạn. Mặt khác, nước lọc hay nước ép trái cây loãng cũng là những lựa chọn tốt.

Đối với các mẹ được chỉ định sinh mổ

Trung bình cứ 10 trường hợp sinh mổ thì hết 9 ca đã có can thiệp bằng một trong các biện pháp như: gây tê ngoài màng cứng, tê tủy sống… Với những trường hợp này thì chuyện ăn uống không quá nghiêm ngặt.

Tuy nhiên nếu là những ca sinh có biến chứng, bác sĩ chỉ định phải gây mê thì để đảm bảo an toàn tính mạng, nên thận trọng trong chuyện ăn uống. Tốt nhất nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ trước khi bước vào phòng sinh.

Kết quả hình ảnh cho sản phụ chờ đẻ

Sở dĩ nhiều người sợ ăn trước lúc sinh mổ là do gây mê trong ca mổ bắt thai có nguy cơ làm trào ngược thức ăn lên đường hô hấp và gây nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, thực tế số ca sinh gây mê hiện tại rất ít. Hơn nữa với sự phát triển của Y học hiện đại, gây mê và gây tê đã giảm được tình trạng nôn ói.

Các nghiên cứu có giá trị được tiến hành đối với hàng nghìn sản phụ cũng cho thấy không có bằng chứng chứng minh ăn uống sẽ gây bất lợi hay tạo thuận lợi cho quá trình chuyển dạ.

Nếu đã trót ăn uống trước khi sinh, bạn cũng không nên quá sợ hãi. Chỉ cần báo với bác sĩ, họ sẽ cố gắng giúp bạn không bị hít phải thức ăn từ dạ dày vào đường hô hấp.

Kết quả hình ảnh cho sản phụ chờ đẻ

Nếu mẹ bầu không thể đáp ứng điều kiện sinh thường như: mẹ có khung xương chậu hẹp, biến dạng hoặc thai quá to, quá trình chuyển dạ quá lâu… buộc phải mổ lấy thai thì nên thận trọng với loại thực phẩm mình ăn vào trước lúc sinh.

Bởi cho dù các nghiên cứu và số liệu thống kê cho thấy những tiến bộ về gây mê và gây tê đã làm giảm nguy cơ nôn ói cho sản phụ, nhưng tình trạng này thỉnh thoảng vẫn có thể xảy ra. Chính vì thế bác sĩ khuyến cáo sản phụ sinh mổ không nên ăn uống ít nhất 8 giờ trước khi mổ. Trước đó nếu có ăn chỉ ăn thức ăn dễ tiêu hóa.

Lưu ý chế độ ăn cho mẹ sinh mổ

Hình ảnh có liên quan

– Trước ngày phẫu thuật mẹ cần tránh những loại thực phẩm có nhiều chất xơ vì sẽ gây khó tiêu hóa. Nên uống những loại thức uống dễ tiêu hóa, tránh sữa, nước ngọt, kem…

– Không ăn những thức ăn đặc hay loãng trước khi mổ 6 tiếng kể cả nhai kẹo cao su hay ăn các loại kẹo khác.

Tóm lại đối với những bà mẹ sinh thường ăn uống trước khi chuyển dạ là hoàn tòan có thể. Tuy nhiên đối với những sản phụ được chỉ định sinh mổ thì tuyệt đối không nên ăn uống để tránh nguy cơ thức ăn trong dạ dày trào ngược vào phổi và gây đột tử cho mẹ do tắc nghẽn đường thở hay biến chứng viêm phổi, xẹp phổi.

Theo GĐM

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X