Con có lỗ nhỏ vành tai: Bố mẹ mừng húm tưởng dấu hiệu con thông minh nhưng thực tế lại nguy hiểm khó lường

Rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh ở trẻ, xuất hiện ở tuần thứ 6 của thai kỳ. Trẻ có thể sống cả đời với dị tật này mà không có biểu hiện gì, hoặc nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến thính giác.

Theo quan niệm dân gian, những đứa trẻ sinh ra có một lỗ nhỏ ở vành tai thường rất thông minh, lớn lên có tương lại tốt đẹp. Mặc dù chưa biết có cơ sở khoa học hay chưa nhưng nhiều mẹ vẫn tin và lấy làm vui mừng nếu con của mình có đặc điểm này.

Kết quả hình ảnh cho rò luân nhĩ

Thực tế, cho đến nay chưa ai xác nhận lỗ rò luân nhĩ là dấu chỉ thông minh. Xét về góc độ y khoa, các chuyên gia cho biết đây là một dị tật bẩm sinh ở trẻ. Dị tật này nguy hiểm và đáng sợ hơn những gì mẹ nghĩ. Vì chưa biết nên nhiều mẹ rất chủ quan, bỏ qua các biểu hiện của dị tật này dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Rò luân nhĩ, có tên khoa học là preauricular sinus, đây là một dị tật bẩm sinh, thường xuất hiện ở tuần thứ 6 của thai kỳ. Biểu hiện là xuất hiện một lỗ nhỏ ở vùng trước vành tai, có thể đi sâu bám vào màng sụn. Dị tật có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai vành tai.

Lỗ rò luân nhĩ thực chất là một bệnh cần được phụ huynh quan tâm. Chính vì sự chủ quan của người lớn mà biến chứng của lỗ rò luân nhĩ trở nên nặng hơn, gây đau đớn cho trẻ, thậm chí là nguy cơ tổn thương thính giác.

Theo một điều tra của Viện khoa học American Academic of Pediatrics (Mỹ) được công bố trên tạp chí PEDIATRICS, trung bình 1000 trẻ có lỗ rò luân nhĩ sẽ có 8 trẻ có nguy cơ bị điếc hoặc gặp các vấn đề về thính giác.

Kết quả hình ảnh cho rò luân nhĩ

Các biểu hiện khi lỗ rò luân nhĩ bị nhiễm trùng: ngứa, sưng, rỉ dịch, tiết chất bã trắng đục ở lỗ rõ,… Ngoài ra, có trường hợp trẻ bị sốt, chỗ rò có thể bị sưng đau, tạo thành ổ áp xe.

Thông thường, trẻ sẽ được điều trị bằng kháng sinh trong các trường hợp bị viêm nhiễm. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để khắc phục tình trạng nhiễm trùng lỗ rò luân nhĩ.

Trong trường hợp lỗ rò luân nhĩ bị áp xe:

– Giai đoạn 1: Rạch hút mủ và kết hợp điều trị kháng sinh;

– Giai đoạn 2: phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn lỗ rò luân nhĩ.

Nhớ lại cách đây không lâu, một bà mẹ ở Băng Cốc, Thái Lan, chị H. (tên đã được thay đổi) đã chia sẻ câu chuyện của con trai mình có liên quan đến dị tật rò luân nhĩ. Lẽ ra, trường hợp của con trai sẽ không nặng nếu như người mẹ chú ý hơn.

Được biết, ngay từ khi chào đời, con trai của chị H. đã có lỗ rò luân nhĩ trên cả 2 vành tai. Theo giải thích từ bác sĩ, nguyên nhân xuất hiện 2 lỗ trên vành tai của bé này là do trục trặc trong quá trình cấu tạo vành tai. Tuy nhiên, người mẹ cũng chẳng mấy để ý.

Đến khi con trai được 6 tháng, chị cho con đi học bơi, chị cũng không nghĩ rằng quyết định của mình đã dẫn đến chuỗi đau đớn về sau cho con. Khi con trai của chị được 1 tuổi, bé bắt đầu học bài học lặn đầu tiên.

Cũng từ đây, lỗ rò luân nhĩ trên vành tai của con trai bắt đầu xuất hiện những biểu hiện bất thường là sưng, đỏ rồi nhanh chống lan rộng. Chị H. đưa con trai đi viện kiểm tra, bác sĩ cho biết vì nước vào lỗ trên tai nên làm cho lỗ rò luân nhĩ bị nhiễm trùng.

Bác sĩ kê đơn thuốc cho con trai chị uống giảm sưng, viêm. Trường hợp không giảm, bé buộc phải được làm phẫu thuật để tránh nhiễm trùng sang các bộ phận khác.

Kết quả hình ảnh cho rò luân nhĩ

Đến 3 ngày sau, con trai không có biểu hiện giảm sưng viêm mà trái lại còn nặng thêm, xuất hiện mủ, quấy khóc liên tục. Thấy vậy, chị H. đưa đến một bệnh viện Nhi hàng đầu tại Băng Cốc, Thái Lan. Bác sĩ phải lấy hết mủ bên trong lỗ rò luân nhĩ của bé.

Tuy nhiên, vì bé có nhỏ nên phải đợi đến khi con được 2-3 tuổi mới tiến hành cắt bỏ toàn hoàn toàn lỗ rò này để không bị nhiễm trùng và gây biến chứng nặng hơn. Trải qua ca phẫu thuật lấy mủ ra, bé phải rửa vết thương 2 lần/ ngày.

Trường hợp của bé trai trên đây, nếu người mẹ chú ý hơn, vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày cho con thì biến chứng không trở nặng như thế. Khi thấy trẻ có biểu hiện ngứa, gãy chỗ lỗ rò hoặc lỗ rò ra rỉ dịch, cha mẹ phải nhanh chóng đưa con đi viện kiểm tra.

Để phòng nhiễm trùng, phụ huynh nên chú ý làm sạch vành tai của trẻ mỗi ngày, đặc biệt không được tự ý nặn bóp lỗ rò.

Theo GĐM

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X