Con gái bị mẹ mắng khi kèm bài tập về nhà, bố đến an ủi thì con hỏi: “Bố có định đổi vợ không?”

Ông bố sững sờ nghe con gái nước mắt ngắn dài hỏi: “Tại sao bố lại kết hôn với mẹ con, bố có định đổi vợ không?”

Nhiều người nghĩ sinh con là vất vả và nhọc nhằn nhất. Nhưng việc nuôi dạy con mới là thử thách cho người làm cha làm mẹ. Quá trình nuôi dạy con cũng là quá trình bố mẹ hoàn thiện mình, kiểm tra tính cách của mình. Có ai đó từng nói rằng “Mỗi khi nhìn vào đứa trẻ là bố mẹ đang nhìn thấy chính mình”. Chắc chắn sẽ có rất nhiều lần bố mẹ phát cáu, không giữ được bình tĩnh mà trút giận lên con cái, nhất là những lần kèm con làm bài tập về nhà. Nhưng mẹ không ngờ rằng những lần mắng phạt khiến con tổn thương như thế nào. Câu chuyện về bé gái hỏi bố “bố có định đổi vợ không” hy vọng có thể thức tỉnh nhiều người mẹ về việc kiểm soát cảm xúc của mình khi dạy con.

Cô bé tên Tiểu Hân (bút danh) đến từ Thương Châu, Hà Bắc, TQ. Bé thường hay mắc lỗi khi làm bài tập về nhà và tiếp thu rất chậm. Người mẹ kèm con làm bài tập không giữ được kiên nhẫn và bắt đầu mắng con gái. Tiểu Hân ấm ức òa khóc nức nở. Nghe tiếng con gái khóc, ông bố xót nên vội đến an ủi, xoa dịu con. Tiểu Hân liền nước mắt ngắn dài hỏi: “Tại sao bố lại cưới mẹ con, bố có định đổi vợ không?”

Nghe con gái hỏi bố có định đổi vợ không?, ông bố sững sờ mà không biết nên khóc hay cười. Anh cũng không biết phải trả lời con gái thế nào cho đặng.

Khi kèm con làm bài tập, rất nhiều cha mẹ cùng chung tâm trạng. Họ thường mất bình tĩnh, dẫn đến mắng phạt khi con làm sai hoặc tiếp thu chậm. Trên thực tế, khi dạy con làm bài tập về nhà, giao tiếp là không đủ, cha mẹ phải học cách kiên nhẫn để tránh việc mắng hoặc phạt đòn con dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Hành vi này của cha mẹ không chỉ khiến đứa trẻ tổn thương thể xác mà còn bị tổn thương tinh thần như bé gái hỏi bố “bố có định đổi vợ không”.

Khi kèm con làm bài tập, cha mẹ nên:

1. Cha mẹ nên kiểm soát cảm xúc của mình

Sự tức giận và nóng nảy có thể dẫn đến những hành vi không hay. Điều quan trọng là cha mẹ nên kiểm soát tốt cảm xúc của mình khi dạy con. Con vẫn chỉ là một đứa trẻ, nếu hiệu quả không như kỳ vọng của mình, cha mẹ cũng không nên trút cảm xúc tiêu cực lên con. Nếu không, điều này có thể gây ra bóng tối tâm lý cho trẻ và trẻ sẽ gặp khó khăn trong học tập. Những cảm xúc tiêu cực của cha mẹ trực tiếp góp phần vào sự ác cảm và buồn chán của trẻ đối với chuyện học hành. Trong trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng trầm cảm có thể xảy ra. Vì vậy, cha mẹ nên nên làm dịu cảm xúc của mình khi dạy con. Nếu khôngthể kìm nén bản tính nóng nảy, cha mẹ có thể để lại con một lúc và ra ngoài để trút giận, rửa mặt để bình tĩnh hơn.

2. Giảm bớt sự kỵ vọng ở trẻ

Có một câu rất hay cha mẹ nên biết là “Kỳ vọng càng nhiều, thật vọng càng lớn”. Cha mẹ nên hạ thấp kỳ vọng đối với con cái. Nếu con cái đạt kỳ vọng lớn lao như những gì cha mẹ đặt ra thì tin rằng trên thế giới này sẽ không còn thần đồng và sự tồn tại của mẹ cũng không còn ý nghĩa.

Bởi vì trách nhiệm của mỗi người cha mẹ là hướng dẫn và dạy dỗ con trở nên tốt hơn. Trong giai đoạn trẻ học hỏi, việc mắc lỗi là điều bình thường. Mẹ có đảm bảo rằng mình không mắc một lỗi nào hồi đi học?

Thay vì tìm ra lỗi để mắng trẻ, đánh trẻ, tại sao cha mẹ không cố gắng kiên nhẫn để tìm ra những thiếu sót và bằng kinh nghiệm của mình để chỉ cho trẻ cách sửa sai. Đây là sự giúp đỡ lớn nhất mà cha mẹ mang lại cho bé.

3. Trẻ cũng cần thời gian nghỉ ngơi

Cha mẹ cũng có một số hiểu lầm nhất định trong khi kèm con làm bài tập về nhà. Về cơ bản, bài tập về nhà của trẻ không chỉ có một môn nhưng cha mẹ thì luôn mong con có thể hoàn thành tất cả bài tập về nhà trong một lần.

Tuy nhiên, cha mẹ nên hiểu rằng trẻ con bản tính hiếu động. Việc ngồi quá lâu trong nhà làm bài tập dễ làm suy giảm sự tập trung của trẻ và năng lượng tiêu hao cũng nhanh hơn. Nó không hữu ích cho việc học của trẻ.

Cha mẹ nên sắp xếp thời gian học hành cho con thật hợp lý, cho trẻ có thời gian nghỉ ngơi khoảng 10 phút sau mỗi môn học. Đó cũng là cách để mắt được nghỉ ngơi, không phải hoạt động ở cường độ quá cao. Bằng cách đó, tinh thần của trẻ cũng tốt hơn cho môn học tiếp theo.

Đối với mỗi trẻ em, việc học là của riêng chúng nhưng cha mẹ vẫn đóng vai trò hỗ trợ, giám sát và đốc thúc để con học hành tốt hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên tạo cho con bất kỳ áp lực nào. Chỉ khi đó, đứa trẻ mới có ý thức tự giác trong học tập.

Theo: Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X