Gọi bé dậy trước 6h sáng sẽ khiến con lùn hơn 7cm so với bạn bè đồng trang lứa, bố mẹ ơi lưu ý nhé!

Một câu chuyện có thật sẽ khiến nhiều bậc cha mẹ giật mình.

Theo rất nhiều nghiên cứu, chiều cao của trẻ em liên quan mật thiết đến giấc ngủ. Nếu trẻ không cao, cha mẹ nên đặc biệt lưu ý đến vấn đề này. 70% chiều cao của trẻ con phụ thuộc vào gen của bố mẹ và 30% phụ thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động mỗi ngày.

Trong số 30% các yếu tố bên ngoài này, ảnh hưởng của giấc ngủ đối với chiều cao là yếu tố hàng đầu. Tiêu chí giấc ngủ vượt qua các tiêu chí tập thể dục và chế độ ăn uống, bởi vì hormone tăng trưởng được tiết ra trong khi ngủ.

Sau đây là tiêu chuẩn về thời lượng giấc ngủ được các chuyên gia đưa ra. Chỉ khi đạt được tiêu chuẩn về giấc ngủ trẻ mới tăng trưởng một cách khỏe mạnh và đạt được chiều cao tốt nhất.

Sẽ rất có lợi cho sự phát triển thể chất của trẻ khi trẻ có thói quen ngủ sớm và dậy sớm. Tuy nhiên, như thế nào là “sớm” đúng tiêu chuẩn, thì cần phải có nhận thức đúng đắn.

Câu chuyện dưới đây sẽ khiến nhiều phụ huynh rút ra được bài học cho chính mình:

Có một cặp vợ chồng trẻ làm công việc kinh doanh cửa hàng ăn uống. Mỗi ngày, họ thường thức dậy vào lúc 3 – 4h sáng để chuẩn bị hàng hóa và bắt đầu mở cửa bán đồ ăn vào lúc 6h. Cặp vợ chồng có một cậu con trai tên Xuân Xuân. Cậu bé vốn nổi tiếng là người thông minh và nhạy cảm so với những đứa trẻ trong xóm.

Tuy nhiên, Xuân Xuân giờ đã 5 tuổi và thấp hơn nhiều so với các bạn cùng lứa. Trong 1 lần đón con ở trường, nhìn thấy con ngồi trong lớp, thuộc vào top thấp bé nhất lớn, luôn được xếp ngồi trên cùng, mẹ của Xuân Xuân đã rất hoảng hốt. Người mẹ nhận thấy sự nghiêm trọng của vấn đề. Cô đã quyết định nghỉ 2 ngày để đưa con đến bệnh viện kiểm tra chi tiết. Sau khi có kết quả, người mẹ đã rất hối hận và tự trách mình.

Sáng nào cũng bị bố mẹ gọi dậy đi học, cô bé mầm non có hành động ...

Chỉ khi đạt được tiêu chuẩn về giấc ngủ trẻ mới tăng trưởng một cách khỏe mạnh và đạt được chiều cao tốt nhất. (Ảnh minh họa)

Hóa ra nguyên nhân chính là vì bố mẹ của Xuân Xuân thường xuyên dậy sớm để chuẩn bị hàng nên cũng gọi con dậy và đưa đến cửa hàng từ lúc 4 – 5h sáng. Cậu bé đã bị thiếu ngủ một thời gian gian dài và điều này ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng trong cơ thể. Do đó, Xuân Xuân thấp hơn các bạn khác.

Vậy nên giải quyết chiều cao của trẻ như thế nào?

Mối quan hệ giữa trẻ thiếu ngủ và hormone tăng trưởng là gì?

Trẻ em muốn phát triển chiều cao, thực sự không thể làm gì nếu không có hormone tăng trưởng. Và hormone tăng trưởng được tiết ra bởi tuyến yên không liên tục, chỉ có giờ nhất định. Vì thế nếu không tận dụng được thời điểm vàng thì ngủ thì chiều cao của trẻ sẽ rất khó để cải thiện.

Lượng bài tiết hormone tăng trưởng có liên quan mật thiết đến giấc ngủ của trẻ. Đối với trẻ, thời gian tốt nhất để ngủ là 9 giờ tối và thức dậy lúc 7 giờ sáng, để không bỏ lỡ giai đoạn cao nhất của sự tiết hormone tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.

Làm thế nào để kích thích sự tiết hormone tăng trưởng?

– Chạy bằng mũi chân

Y học Trung Quốc tin rằng có một số lượng lớn các huyệt đạo ở bàn chân con người và việc kích thích các huyệt đạo ở lòng bàn chân có liên quan đến việc tiết hormone tăng trưởng. Do đó, khuyến cáo cha mẹ có thể hướng dẫn con đi nhón bằng mũi chân một vài thời điểm trong ngày. Điều này không chỉ tốt cho tim mạch mà còn giúp trẻ phát triển chiều cao.

– Tập thể dục sau khi ăn 3 tiếng

3 giờ sau mỗi bữa ăn là thời gian rất thích hợp để tập thể dục. Lúc này, là thời điểm thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa, tập thể dục sẽ không gây căng thẳng, đồng thời giúp tiêu hóa, nó cũng đẩy nhanh quá trình tiết hormone tăng trưởng.

– Bổ sung kẽm và một số axit amin khác

Một số trẻ có sự phát triển không đầy đủ, đòi hỏi cần phải có sự can thiệp và điều chỉnh trong chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra, ngoài các yếu tố di truyền không thể thay đổi, có ba điều cần làm nếu bạn muốn con bạn phát triển cao hơn:

Như thế nào thì được gọi là dậy thì sớm ở bé trai ? | Vinmec

Trẻ em muốn phát triển chiều cao, thực sự không thể làm gì nếu không có hormone tăng trưởng. Và hormone tăng trưởng được tiết ra bởi tuyến yên không liên tục, chỉ có giờ nhất định. (Ảnh minh họa)

+ Dinh dưỡng cân bằng

Có ba loại protein, nguyên tố vi lượng và khoáng chất có ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của trẻ. Cá, thịt và các sản phẩm từ đậu nành là nguồn cung cấp protein chính, các nguyên tố vi lượng có thể được bổ sung thông qua rau bina và gạo nâu, bổ sung khoáng chất có thể ăn súp xương hoặc rong biển.

+ Tập thể dục vừa phải

Hoạt động ngoài trời cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao, đặc biệt là các môn thể thao như bóng rổ và nhảy dây sẽ thúc đẩy rất nhiều sự phát triển của xương. Nhưng tập thể dục cũng nên chú ý vừa phải, để không gây tổn thương cơ thể quá mức cho cơ thể.

+ Ngăn ngừa bệnh tật

Nếu một đứa trẻ có sức khỏe yếu và thường xuyên bị ốm, thì tự nhiên không dễ để phát triển chiều cao. Vì vậy cha mẹ cũng nên chú ý phòng bệnh khi bổ sung dinh dưỡng cho con và tập thể dục. Ví dụ, tiêm phòng đúng giờ,… chú ý đến không gian sống trong nhà, phải thông thoáng, dễ thở và yêu cầu trẻ chú ý vệ sinh cá nhân.

Thời gian ngủ lý tưởng ở mỗi độ tuổi

Trẻ em ở các độ tuổi khác nhau cũng có lịch trình ngủ chính xác của mình. Chuyên gia về giấc ngủ trẻ em Harriet Hiscock của Viện Trẻ em Úc khuyến nghị thời gian ngủ của trẻ em ở mọi lứa tuổi:

– Đối với trẻ sơ sinh, thường mất 14 đến 17 giờ ngủ;

– Trẻ nhỏ cần 12 đến 15 giờ;

– Trẻ mẫu giáo (3 ~ 5 tuổi) cần 10 đến 13 giờ;

– Trẻ em ở độ tuổi đi học (6-13 tuổi) cần ngủ từ 9 đến 11 giờ;

– Những người trẻ tuổi cần 8 đến 10 giờ ngủ.

Chiều cao của một người phụ thuộc vào lượng hormone tăng trưởng được tiết ra trong khi ngủ. Hai giai đoạn bài tiết hormone tăng trưởng mạnh nhất là 21h – 1h và 5:00-7:00.

Chỉ nói một câu, bà mẹ đã dễ dàng đánh thức con dậy đi học mỗi sáng

Chiều cao của một người phụ thuộc vào lượng hormone tăng trưởng được tiết ra trong khi ngủ. Hai giai đoạn bài tiết hormone tăng trưởng mạnh nhất là 21h – 1h và 5:00-7:00.

Ở trạng thái ngủ, hormone tăng trưởng do trẻ tiết ra cao hơn nhiều lần so với ban ngày, vì vậy trẻ càng ngủ tốt, càng tiết ra nhiều hormone tăng trưởng. Nếu bạn muốn trẻ phát triển cao hơn, bạn phải đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc và đủ sâu trong khung giờ này.

Ngủ muộn ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ

Nếu trẻ đi ngủ muộn hoặc ngủ không đều đặn, khi tới lớp vào ngày hôm sau, trẻ sẽ uể oải, không tập trung. Học trong tình trạng như vậy, hiệu quả của việc nghe các bài giảng và khả năng tiếp thu là rất kém, và điểm số chắc chắn sẽ giảm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của chúng, làm giảm khả năng đọc và đếm của trẻ, và giảm trí nhớ và khả năng làm chủ thông tin mới.

Chúng ta thường có thể thấy những đứa trẻ tinh nghịch ngủ rất muộn, thức đêm và ngủ gật trong lớp vào ngày hôm sau. Những đứa trẻ này không chỉ có thành tích học tập kém, chúng cũng thường gầy và thấp, và trông ốm yếu.

Đừng đánh thức trẻ trước 6 giờ

Thông thường, bạn cần đảm bảo rằng con bạn có 8 giờ ngủ mỗi ngày. Nhưng thực tế hiện tại việc học chiếm khá nhiều thời gian của trẻ và là một nhiệm vụ nặng nề. Việc đi ngủ trước 9h là rất khó, vì thế, bố mẹ không nên đánh thức con trước 6h sáng hôm sau.

Đối với những đứa trẻ đang phát triển nhanh chóng, đánh thức chúng dậy sớm, thiếu ngủ sẽ không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ mà còn làm cho trạng thái tinh thần và trạng thái học tập của trẻ suốt cả ngày.

Không gọi dậy buổi sáng": Cách dạy con tự lập của cha mẹ Nhật

Việc đi ngủ trước 9h là rất khó với những trẻ đã đi học và phải làm bài tập buổi tối, vì thế, bố mẹ không nên đánh thức con trước 6h sáng hôm sau. (Ảnh minh họa)

Đừng gọi con dậy bằng cách thô bạo

“Giờ là mấy giờ rồi mà con còn ngủ, dậy ngay đi”, sau câu nói đó là hành động mạnh bạo, tung chăn của con ra, vỗ vào người con hoặc tạo ra tiếng động lớn để bắt con dậy… Đây thực sự là điều mà nhiều cha mẹ vẫn làm nhưng lại không hề biết tác dụng phụ của nó.

Gọi trẻ dậy bằng cách thô bạo như thế sẽ chỉ khiến trẻ thức dậy với tâm trạng tồi tệ, hình thành tính cáu kỉnh, bốc đồng, khóc lóc, phá rối và mất tập trung ngay cả khi đã dậy rồi.

Bạn có thể sử dụng những cách này để gọi con dậy:

– Cha mẹ có thể đánh thức trẻ bằng cách nhẹ nhàng gọi hoặc chạm vào chúng, nhớ giữ ấm tay bạn. Bạn cũng có thể sử dụng ánh sáng để từ từ mở rèm cửa và đánh thức trẻ bằng sự trợ giúp của ánh sáng mặt trời.

Khi cha mẹ áp dụng 1 phương pháp đánh thức trẻ dậy, làm nó thường xuyên như một tín hiệu để chào ngày mới, trẻ sẽ có phản xạ mỗi khi thấy điều đó và thức dậy một cách thoải mái hơn, không có sự khó chịu giữa cha mẹ và con cái.

Theo GĐM

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X