Hướng dẫn cách vỗ lưng long đờm cho bé dưới 1 tuổi, mẹ nào cũng nên biết!

Rửa mũi, vệ sinh mũi là điều mà hầu hết tất cả những mẹ bỉm sinh con lần đầu đều khá lo lắng và lạ lẫm

Trẻ dưới 1 tuổi, ở độ tuổi này, con vẫn còn nhỏ và chưa biết nhiều, nên rất sợ rửa mũi và tra mũi. Nhưng khi con bị mũi đờm đặc, mẹ vẫn nên rửa mũi để giúp con thông thoáng, dễ chịu và hạn chế viêm nhiễm.

Video rửa mũi, giúp bé long đờm dễ dàng được nhiều mẹ chia sẻ vì cách làm rất đơn giản mà cũng ít gây khó chịu cho bé

https://youtu.be/QibcSpCjb9M

Những lưu ý dành cho mẹ khi tiến hành rửa mũi cho bé

Rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi tiến hành rửa mũi cho trẻ.

– Không xịt nước muối quá mạnh tay, không nên sử dụng xi lanh để rửa mũi vì có thể gây áp lực lớn lên niêm mạc mũi.

– Kiểm tra đầu lọ nước muối sinh lý, đảm bảo không có bất cứ gờ, cạnh sắc nào có thể gây tổn thương mũi bé.

Kết quả hình ảnh cho Kiểm tra đầu lọ nước muối sinh lý\

– Với những lần rửa mũi đầu, bé có thể không hợp tác nên giãy giụa rất nhiều, mẹ không nên mất bình tĩnh và cố gắng làm đúng theo hướng dẫn để tránh việc bé bị sặc hay xước mũi.

– Không lạm dụng xịt quá nhiều lần, nhất là khi bé có dấu hiệu viêm mũi vì sẽ khiến mũi con khô hơn, rát vì niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm. Nếu bé không bị nghẹt mũi thì nên vệ sinh 1 lần/tuần.

Kết quả hình ảnh cho Hướng dẫn vỗ lưng long đờm cho bé hút hơn 90 nghìn lượt share, khiến các mẹ rần rần học theo

– Rửa mũi khi bé trước khi ăn và lúc bé còn đang thức.

Các thao tác rửa mũi làm sạch đờm cho bé bao gồm:

Đối với em bé sơ sinh, dưới 6 tháng tuổi. Đầu tiên là đặt bé nằm nghiêng trên giường. Đặt khăn sâu vào cổ để em bé không bị ướt áo. Đầu và người bé nghiêng sang một bên.

Chú ý là bé nghiêng sang bên phải thì nhỏ mũi bên trái và ngược lại. Khi dùng nước muối sinh lý để rửa thì mẹ nên ngâm các chai nước muối trong nước ấm để trong quá trình rửa bé không bị giật mình vì lạnh.

Mẹ nên chú ý là trong quá trình nhỏ mũi thì miệng bé sẽ có xu hướng là há to để thở. Do đó phải khép miệng bé lại để bé không thở bằng miệng sẽ rất mất sức.

Sau khi nhỏ nước muối xong, đặt bé trên tay, đầu thấp, mông cao hơn đầu, khum tay vỗ từ dưới đáy phổi vỗ lên vừa giúp long đờm vừa giúp trẻ tống dịch từ dưới đáy phổi. Vị trí đáy phổi chính là từ xương sườn cuối cùng trên lưng bé.

Nên nhớ vỗ từ dưới lên chứ tuyệt đối không vỗ từ trên xuống. Nếu vỗ từ trên xuống thì long đờm không ra ngoài mà nó sẽ từ bên trên đi xuống dưới.

Cứ vỗ nhẹ nhàng như thế trong 2 bên phổi của bé từ dưới lên khoảng 2,3 phút. Người bé phải rung rung thì mới có tác dụng.

Với bé từ 6 tháng trở lên thì lúc này bé đã ngồi được, mẹ nên để bé ngồi phía trước, đầu hơi cuối, và bóp nước muối từ mũi này sang mũi bên kia.

Sau đó đặt bé trên tay nhưng thay vì để mặt bé đối diện với mặt đất thì nâng bé nằm nghiêng và tiếp tục khum tay vỗ 2 bên đáy phổi từ dưới lên trên. Trường hợp này long đờm sẽ ra theo đường mũi hoặc khi bé hắt xì. Quá dễ phải không?

Khi mũi bị viêm nhiễm, lớp niêm mạc bị tổn thương, các lớp dịch tiết ứ đọng, lúc này cần làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý trước khi nhỏ thuốc cho bé để thuốc phát huy được hiệu quả.

Việc vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày có thể giúp rửa trôi vi khuẩn, loại bỏ chất tiết, dị vật, giúp mũi bé thông thoáng, giúp bé dễ thở hơn.

Tuy nhiên nếu bé không ốm bệnh, việc lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé sẽ làm hư hại lớp niêm mạc mũi dễ gây nên tình trạng viêm nhiễm. Do đó mẹ chỉ cần rửa mũi cho bé theo cách này 1 tuần/lần, còn bình thường thì chỉ cần nhỏ 1-2 giọt 2 bên mũi.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X