Hướng dẫn cha mẹ cách tự “mát-xa” giúp trẻ ăn ngon ngủ tốt

Cha mẹ tự xoa bóp cho con trẻ theo một quy trình được chỉ dẫn sẽ giúp cho trẻ ăn ngủ tốt hơn, phát triển thể chất và tinh thần, góp phần nâng cao sức khỏe cho trẻ.

 Việc mát-xa còn hỗ trợ chữa trị một số bệnh lý hay gặp ở trẻ như quấy khóc, khó ngủ, lười ăn, tiêu hóa kém, suy dinh dưỡng, đau do sang chấn ... Gia Đình Mới giới thiệu bài xoa bóp của Thạc sỹ Dương Văn Tâm (Trưởng khoa Điều trị Liệt vận động – Ngôn ngữ trẻ em, Bệnh viện Châm cứu Trung ương) Trước khi xoa bóp cho trẻ cha mẹ cần làm gì?

Việc mát-xa còn hỗ trợ chữa trị một số bệnh lý hay gặp ở trẻ như quấy khóc, khó ngủ, lười ăn, tiêu hóa kém, suy dinh dưỡng, đau do sang chấn … Gia Đình Mới giới thiệu bài xoa bóp của Thạc sỹ Dương Văn Tâm (Trưởng khoa Điều trị Liệt vận động – Ngôn ngữ trẻ em, Bệnh viện Châm cứu Trung ương) Trước khi xoa bóp cho trẻ cha mẹ cần làm gì?

Để quá trình xoa bóp cho con trẻ đạt hiệu quả tốt, cha mẹ cần chú ý thời gian xoa bóp cho con kéo dài từ 15 – 30 phút.

Cha mẹ thực hiện xoa bóp cho con trong phòng ấm áp, yên tĩnh và thời điểm tốt nhất là khi bé vừa ngủ dậy, sau khi tắm hoặc sau khi ăn 20 phút.

Trước khi xoa bóp nhớ rửa tay sạch sẽ, cắt ngắn móng tay. Trong quá trình thực hiện xoa bóp cho con, cha mẹ cần có những cử chỉ, lời nói nhẹ nhàng, âu yếm dỗ dành trẻ, hoặc vừa làm vừa hát ru cho trẻ nghe.

Điều này có tác dụng rất tốt đối với việc gia tăng tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

Việc xoa bóp cho trẻ không nhất thiết phải ép trẻ cố định đúng một tư thế mà còn được kết hợp lúc trẻ đang ngồi yên xem tivi hay đang mải chơi đồ chơi yêu thích hoặc nằm yên lúc cơn buồn ngủ, khi đang được ru ngủ… Nên sử dụng cả phấn rôm.

Tư thế của trẻ khi được xoa bóp, cần phải chủ động với tư thế đang có của trẻ để tiến hành bài xoa bóp với bộ phận thích hợp.

  Trong quá trình xoa bóp nên sử dụng phấn rôm 

Trong quá trình xoa bóp nên sử dụng phấn rôm

Ví như khi trẻ đang ngồi thì có thể xoa bóp đầu, vai, tay chân. Khi trẻ nằm ngửa thì xoa bóp mặt, ngực bụng, tay chân. Khi trẻ nằm sấp thì tiến hành xoa bóp lưng, gáy cổ, tay chân…

Các động tác của cha mẹ cần nhẹ nhàng, êm ái với lực tác động vừa đủ, tăng giảm lực từ từ tránh đột ngột, không được gây đau đớn, khó chịu cho trẻ.

Bởi các động tác nhẹ nhàng sẽ có tác dụng an thần, làm cơ khớp thư giãn, toàn thân trẻ dễ chịu.

Đặc biệt, khi xoa bóp cho trẻ, tay của cha mẹ phải ấm nóng. Cha mẹ có thể thực hiện động tác chà xát 2 bàn tay vào nhau để tạo hơi ấm trước khi tiến hành các động tác xoa bóp cho con.

Dưới đây là một số động tác xoa bóp đơn giản mà cha mẹ có thể tự thực hiện cho con trẻ và có thể đem đến những hiệu quả bất ngờ.

Xoa bóp vùng đầu mặt

  

Các động tác xoa bóp vùng đầu mặt cho trẻ sẽ làm dương khí trong người bé thăng lên, khí huyết lưu thông, điều hòa trăm mạch, làm mạnh công năng tạng phủ.

Để thực hiện xoa bóp vùng đầu mặt cho con, cha mẹ dùng mười đầu ngón tay vuốt tóc từ trán ra sau gáy trẻ và ngược lại, làm động tác như gội đầu mười lần.

Tiếp đó, cha mẹ áp cả hai lòng bàn tay vào hai bên đầu trẻ và ép với lực vừa phải tăng dần, làm đi làm lại động tác này mười lần.

Sau khi thực hiện xong động tác ép, cha mẹ để hai tay ở hai bên đầu trẻ và xoa theo đường vòng tròn mười lần.

Thêm vào đó, cha mẹ dùng một tay ôm gáy cổ trẻ vừa nhào bóp vừa xoa bóp và làm như vậy mười lần để giúp trẻ lưu thông khí huyết.

Sau khi xoa bóp xong vùng đầu, cha mẹ chuyển sang xoa bóp vùng mặt trẻ. Hai ngón tay trỏ của cha mẹ để vào giữa trán của trẻ rồi miết đều ra hai bên, làm liên tục nhẹ nhàng mười lần.

Dùng hai ngón tay cái và trỏ véo nhẹ lông mày của trẻ từ trong ra ngoài và làm như vậy mười lần.

Miết hai ngón tay trỏ từ khoảng giữa hai cung lông mày xuống dọc hai bên sống mũi, vòng theo hai rãnh mũi má xuống đến cằm trẻ, động tác này cũng làm mười lần.

Và cuối cùng, cha mẹ xoa nóng hai bàn tay rồi úp lên hai tai trẻ, ấn nhẹ, làm mười lần. Xoa tròn nhẹ nhàng vành tai trẻ ấm hồng lên là được.

Xoa bóp vùng ngực bụng

xoa-bop-bung

Xoa bóp bụng bé

xoabopbung2

Động tác xoa bóp bụng

Việc xoa bóp vùng ngực bụng thường xuyên cho con trẻ có tác dụng điều chỉnh và tăng cường công năng các tạng phủ trong ngực bụng. Các động tác xoa bóp cho trẻ được tiến hành như sau:

Đầu tiên, hai bàn tay của cha mẹ đặt áp lên ngực trẻ, ấn với lực vừa phải, vừa xoa tròn từ trong xương ức ra phía hai bên nách, chuyển xuống xoa vuốt hai bên sườn ngực từ trước ra sau và làm liên tục như vậy mười lần.

Tiếp đến, cha mẹ đặt áp một bàn tay lên bụng trẻ, xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ từ hố chậu phải lên mũi ức rồi xuống hố chậu trái trong một phút sao cho da bụng trẻ hồng, vùng bụng ấm lên là được.

Và kết thúc các động tác xoa bóp vùng ngực bụng cho con là cha mẹ dùng một ngón tay miết từ xương mu trẻ lên trên theo đường giữa bụng, qua rốn, lên chính giữa xương ức, lặp lại động tác này mười lần.

Cha mẹ có thể phối hợp vừa xoa vuốt với rung nhẹ để con thêm thoải mái.

Xoa bóp vùng lưng

xoa-bop-lung

Xoa bóp lưng cho bé

xoa-bop-lung-2

Kết hợp với phấn rôm xoa bóp lưng

Tác dụng của các động tác xoa bóp vùng lưng là giúp trẻ tăng cường sinh lực, bồi bổ nguyên khí, tinh lực dồi dào, phòng chữa bệnh các tạng phủ. Các động tác xoa bóp đơn giản vùng lưng cho con trẻ được tiến hành như sau:

Cha mẹ áp lòng bàn tay lên da lưng trẻ, xoa tròn dọc theo hai bên cơ lưng từ trên xuống dưới rồi từ dưới lên trên, lặp đi lặp lại động tác này mười lần.

Sau khi hoàn thành động tác trên, cha mẹ tiếp tục áp lòng bàn tay lên da lưng trẻ, xát dọc theo hai bên cơ lưng từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, động tác này cũng cần thực hiện mười lần.

Tiếp đến, cha mẹ dùng hai ngón tay cái vừa day vừa miết nhẹ hai bên cạnh cột sống từ trên xuống dưới mười lần cho trẻ.

Cuối cùng là dùng ngón tay cái và đốt thứ ba của các ngón còn lại kẹp da vùng lưng trẻ, kéo da lên và đẩy da liên tiếp từ dưới xương chậu lên trên cổ vai, làm nhẹ nhàng mười lần.

Đặc biệt, khi làm động tác này, cha mẹ cần thực hiện sao cho da trẻ như luôn bị cuộn giữa các ngón tay mình.

Xoa bóp tay chân

xoa-bop-chan-dui

Xoa bóp chân- đùi cho bé

Các động tác xoa bóp tay chân của trẻ có tác dụng làm cho kinh lạc thông suốt, khí huyết điều hòa. Những động tác này cũng được thực hiện rất đơn giản mà hiệu quả.

Đầu tiên, tay trái cha mẹ cầm bàn tay trẻ, tay phải vừa xoa vừa nhào bóp từ trên vai xuống đến bàn tay của trẻ và ngược lại, thực hiện động tác mười lần với lực vừa phải ở cả hai tay của trẻ.

Động tác xoa bóp này cũng được thực hiện tương tự với hai chân từ đùi xuống bàn chân trẻ và ngược lại.

Động tác tiếp theo, tay trái cha mẹ cầm bàn tay trẻ, tay phải vừa xát vừa miết các đầu ngón tay từ trên vai xuống đến bàn tay trẻ và ngược lại, lặp lại động tác mười lần ở cả hai tay trẻ.

Đồng thời, động tác cũng được làm tương tự với hai chân từ đùi xuống bàn chân của trẻ và ngược lại.

Sau đó, cha mẹ xoa xát lòng bàn chân trẻ, dùng ngón tay cái day xoa vùng lõm giữa lòng bàn chân trẻ.

Việc thường xuyên xoa bóp cho con trẻ vừa giúp tăng thêm tình cảm giữa cha mẹ và con, vừa giúp trẻ thể chất khỏe mạnh, ăn ngủ tốt, trí tuệ thông minh, nhanh nhẹn.

Đây là biện pháp đơn giản, dễ làm, không tốn kém nhưng khá hiệu quả đối với sức khỏe của trẻ.

Nhưng biện pháp này lại đòi hỏi cha mẹ phải kiên trì, thường xuyên xoa bóp kết hợp vui chơi cùng con trẻ.

Thạc sỹ Dương Văn Tâm (Trưởng khoa Điều trị Liệt vận động – Ngôn ngữ trẻ em, Bệnh viện Châm cứu Trung ương)

Lý Lĩnh

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X