Lại là nằm hơ than ở cữ sau sinh, sản phụ ở Bình Thuận ngất xỉu, ngã vào nồi bỏng nặng

Ở cữ theo phương pháp truyền thống, sản phụ bỏng nặng nhưng may mắn là cháu bé 4 ngày tuổi vẫn an toàn vì được bố bế ra ngoài trước đó.

Phụ nữ Việt Nam thường nằm than ở cữ sau sinh để giữ ấm theo quan niệm dân gian. Tuy nhiên đây là việc làm không phù hợp và phản khoa học vì khí hậu nước ta nóng ẩm.

Phụ nữ sau khi cơ thể rất suy yếu, mất nhiều máu và có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh hơn người bình thường, nằm than sau sinh vừa có nguy cơ bỏng cao vừa gây ng.ộ đ.ộc.

Bên cạnh đó, em bé mới sinh làn da sẽ mỏng manh, dễ bị ảnh hưởng nhiệt độ của than gây bỏng. Trường hợp mới đây của một sản phụ vừa sinh con 4 ngày ở Bình Thuận, bị bỏng nặng do ngất xỉu khi nằm than là một ví dụ hại nhiều hơn lợi của việc nằm than ở cữ.

XVC_ChUYJPOHnSSI71b7d5D-CcjMaFuIjPuXMVloTtdD4k7PP06jt6gWx5cP6BJE0x17Ps6dzKiGUYazaFvH4x0kHYGjddo

Lần sinh con trước, sản phụ cũng nằm hơ than

Em đọc trên báo thì chị P.T.G (sinh năm 1988, quê Phú Hải, Phan Thiết, Bình Thuận) nhập viện vào ngày 13/2 trong tình trạng bỏng sâu tay trái, vai trái khi vừa sinh con 4 ngày.Theo lời kể của bệnh nhân, trong lúc chị đang hơ nóng bằng nồi than, bất thình lình chiếc chăn rớt vào than, bén lửa.

Lúc này bệnh nhân cũng đã bị ngất xỉu, sự việc chỉ được phát hiện khi chồng chị bế con từ phòng ngoài vào trong gọi vợ. Chị G được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy – Thành phố Hồ Chí Minh.

Nằm đau đớn trên giường bệnh, chị G. chia sẻ: “Tôi bị ngất xỉu khi đang xông bằng nồi than, tấm mền rớt vào than cháy gây bỏng.

Chồng đang bế em bé ở phòng ngoài, thấy con khóc quay vào gọi vợ mới phát hiện đưa đi cấp cứu. Mọi người khuyên bà đẻ nằm than để máu huyết lưu thông, ra gió khỏi bị lạnh nên khi sinh con đầu lòng tôi cũng nằm và xông hơ bằng than cũng không sao, nhưng đến bé sau lại xảy ra cơ sự”.

-xN-tbjtWUTSNDEGWSwqRZOwXUDaHjaMRR7atZf5-zUakHBpTImTgvem0LPOdzmYqJK_7uMdFRTBuuL3-U8tlod0qIms

Di chứng để lại khiến người mẹ mới sinh con buồn bã, tâm lý không ổn định

Theo kết luận của bệnh viện, chị G bị bỏng 5% độ 3 (cấp độ bỏng rất nặng). Sự việc đến bất ngờ khiến chị bị tổn thương nặng nề, hậu sản sau 5 ngày, tâm sinh lý không ổn định. Các bác sĩ đang điều trị tích cực cho người mẹ trẻ nằm than ở cữ sau sinh, chẩn đoán cánh tay có thể để lại di chứng, ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ sau này.

Những tai nạn liên quan đến việc hơ than sơ sinh không hề hiếm, kể từ đầu năm đến nay, đã có rất nhiều trường hợp bị ng.ộ đ.ộc, bỏng nặng.

Cụ thể, vào ngày 8/1, sản phụ T.T.V.C (sinh năm 1989, ngụ tỉnh Kiên Giang) được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị bỏng. Sau sinh 5 ngày), chị C. được người nhà phát hiện bị bỏng, hôn mê ở trong phòng, bên cạnh là thùng than đang bốc cháy.

6eOnwpiXsgaa8F19AEPSSK2PjMCj3uR9eDoDAPGtwD3wpnCwsgsr4aqBB3aqbwx_WfubGvIO5DXy9GqUahGvPnOtDnH9Mg

Niềm vui làm mẹ chưa được bao lâu thì tai họa bất ngờ ập đến vì những kiêng cữ không khoa học

Bệnh nhân nhanh chóng được đưa đến bệnh viện tỉnh Kiên Giang, sau đó chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây, bệnh nhân được xác định ngộ độc khí CO, phỏng lửa 5% độ 3 ở 2 mông, chân trái, bàn tay trái và đùi trái.

Sau tết, một sản phụ khác ngụ tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, sau khi sinh con lần thứ 2 cũng nằm than, bị ngộ đ.ộc khí CO dẫn đến hôn mê, bàn tay trái bị vùi trong chậu than. Do bỏng nặng nên bệnh nhân này bị buộc phải tháo khớp 5 ngón tay.

z4ag8NnWCcArk6opbfGQDa7tIyv8hxEAzdRwAiooFpslPtqhdUdAX91MnrK0dS3K8xAmZi5vNeYVZfjkj4gnvFLZqnFYIw

Hơ than sau sinh đã không còn phù hợp cho việc kiêng cữ hiện đại

Theo quan niệm của người xưa, sản phụ nằm than ở cữ sau sinh giúp giữ ấm cơ thể và hồi phục sức lực. Tuy nhiên, đến nay phương pháp đó không còn phù hợp bởi phụ nữ sau sinh vốn bị mất máu nhiều,

Cơ thể suy yếu, trong khi đó việc đốt than có thể sinh ra khí độc CO – loại khí này không màu, không mùi, không vị có thể dẫn đến hôn mê hoặc gặp một số tai nạn như bị té ngã vào nồi than gây bỏng nghiêm trọng.

Ngoài ra, hơ than có thể gây tổn thương phổi của trẻ sơ sinh hoặc tổn thương da do làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng. Do đó, để giữ ấm cho sản phụ và em bé, gia đình sản phụ có thể sử dụng các phương pháp khác như nằm ở phòng kín gió, mặc nhiều quần áo ấm hoặc sử dụng lò sưởi.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X