Nếu còn chưa biết 8 mẹo nuôi con tuyệt đỉnh này thì chị em chớ vội làm mẹ kẻo cực than trời

Với những mẹo chăm sóc và nuôi dạy con, công cuộc làm mẹ của chị em sẽ bớt vất vả hơn, không còn những căng thẳng áp lực, đặc biệt là với những mẹ mới sinh con đầu lòng chưa có nhiều kinh nghiệm.

Làm mẹ là một trải nghiệm tuyệt vời và mỗi ngày mẹ lại học thêm được nhiều bài học mới. Tuy nhiên, trước khi sinh con, mẹ đừng quên tìm hiểu những mẹo chăm con tuyệt đỉnh dưới đây.

1/ Cách cho con bú

Một trong những bài học đầu tiên của mẹ là cách bế và cho con bú. Cho con bú thế nào để mẹ thoải mái, không bị đau lưng, giúp con ngậm ti dễ dàng nhất. Thường nhiều mẹ sẽ bế con bằng tay gần đầu bé nhất và giữ bầu ngực bằng tay còn lại.

Tuy nhiên, đây không phải là cách bế bé tốt nhất. Mẹ nên bế bé bằng tay đối diện và giữ bầu ngực bằng tay gần đầu bé nhất để có thể di chuyển đầu bé và đổi bên cho bé bú dễ dàng hơn.

Kết quả hình ảnh cho cách cho con bú

2/ Con ăn bao nhiêu là đủ?

Trẻ sơ sinh chưa biết nói, mẹ rất khó khăn để xác định xem bé đã ăn no hay con còn đói. Chính vì không biết con ăn bao nhiêu sẽ đủ no, nhiều mẹ ép bé bú thật lâu với ý nghĩ thà để con no còn hơn là đói. Cũng có mẹ sợ con ăn quá nhiều dẫn đến nôn trớ nên cho bé bú ít khiến con luôn trong tình trạng đói.

Để biết con ăn bao nhiêu là đủ, trước tiên mẹ cần cho bé ăn đúng cữ, cho bé bú khoảng 8-12 lần mỗi ngày. Khoảng cách mỗi cữ bú từ 2-3 giờ đồng hồ. Mẹ nên để ý một số dấu hiệu khi bé đói và khi con đã no để biết cho bé ăn vừa đủ. Nhiều trẻ sẽ mút tay khi đói, còn lúc no, bé sẽ nhả ti mẹ.

3/ Đánh thức con

Khi muốn đánh thức con dậy vì bé đã ngủ quá lâu hoặc vì lý do nào khác, mẹ không nên rung lắc con vì điều này có thể khiến trẻ bị hội chứng rung lắc, có thể gây chảy máu não, đe dọa tính mạng bé.

Để đánh thức con, mẹ có thể cù nhẹ vào chân bé. Tuy nhiên, tuyệt đối đừng bao giờ cù mạnh con khi chơi đùa với bé khiến bé cười nắc nẻ vì trẻ có thể bị ngạt do thiếu oxy nếu cười quá lâu.

Kết quả hình ảnh cho Đánh thức con

4/ Kích thích sữa tiết ra nhiều hơn bằng một chiếc khăn ấm

Với những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, khi cho con bú, nếu ngực mẹ bị căng hoặc tắc ống dẫn sữa, có thể kích thích sữa tiết ra nhiều hơn bằng cách đặt lên ngực một chiếc khăn ấm. Nếu ngực mẹ bị đau sau khi cho con bú, hãy dùng gói chườm lạnh để giảm đau.

5/ Luyện cho bé tự ngủ

Mẹ nên giúp con phân biệt ngày và đêm cũng như luyện cho bé tự ngủ mà không cần ru, dỗ bằng cách vào giờ đi ngủ, cho bé lên giường khi con vẫn còn thức. Làm thế này sẽ nhanh chóng luyện được cho con thói quen tự ngủ mà mẹ không phải vất vả nhiều.

Kết quả hình ảnh cho Luyện cho bé tự ngủ

6/ Tắm bé đúng cách

Tắm bé cần nhẹ nhàng và giữ khô cuống rốn của con để rốn nhanh rụng. Mẹ nên dùng miếng bọt biển mềm tắm cho bé. Nhiệt độ nước tắm khoảng 37 độ C và luôn thử nước tắm cho bé bằng khuỷu tay trước khi tắm bé. Mẹ cũng nên học cách làm vệ sinh cuống rốn cho con sau khi tắm với cồn 70 độ.

7/ Dùng giỏ tắm

Hình ảnh có liên quan

Để đảm bảo an toàn cho con, mẹ có thể dùng giỏ tắm để tắm bé. Đặt bé vào giỏ rồi để nước thấm qua lỗ. Mẹ có thể cho con ít đồ chơi để bé hào hứng với việc tắm. Khi tắm cho bé, mẹ có thể trò chuyện, âu yếm với con.

8/ Hiểu ngôn ngữ của bé

Mẹ cần nắm bắt ngôn ngữ cơ thể của con để đáp ứng kịp thời những nhu cầu của bé. Có nhiều bé thường mút tay khi đói, có bé lại nắm chặt bàn tay. Nhiều bé siết chặt tay hoặc đạp chân liên tục khi cảm thấy căng thẳng hoặc muốn được mẹ bế. Và ngôn ngữ duy nhất để bé giao tiếp với mẹ là tiếng khóc. Mẹ cần biết lúc nào bé khóc vì đói, vì ướt tã, buồn ngủ hoặc lúc muốn được mẹ ở bên…

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X