Ngay từ lúc chào đời đến khi con tròn tuổi, mẹ nhớ làm 7 điều này để con phát triển ngôn ngữ vượt trội nha

Muốn con phát triển ngôn ngữ vượt trội, mẹ đừng chờ cho đến khi con lớn.

Ngay từ khi bé sinh ra, mẹ hãy cố gắng giao tiếp với con càng nhiều càng tốt. Điều này không chỉ giúp con phát triển trí não mà còn kích thích bé phát triển ngôn ngữ từ rất sớm.

1/ Luôn nhìn thẳng vào mắt bé

Ngay từ khi con sinh ra, bố mẹ đã có thể nói chuyện với bé mỗi ngày để kích thích các giác quan của con phát triển. Mẹ hãy bế bé vào lòng tạo cảm giác ấm áp, nhìn thẳng vào mắt bé và nói chuyện với con, hát cho con nghe. Những khi nói chuyện với con, mẹ có thể nhẹ nhàng vỗ vào lưng bé, vuốt ve bé và mỉm cười với con.

Mẹ nên gần gũi, tương tác với bé nhiều để con phát triển IQ và ngôn ngữ

2/ Đu đưa con trên tay và hát ru

Từ khi sinh con ra, hãy dạy con những bài học đầu tiên về ngôn ngữ và giai điệu với những bài hát ru. Mẹ hãy bế bé, đu đưa con trên tay nhẹ nhàng trong khi hát ru con ngủ. Những lúc này, mẹ cũng đừng quên nhìn vào mắt bé và cười với con. Nếu thấy mỏi, mẹ hãy đặt con vào nôi hoặc giường, ngồi bên cạnh, hát cho con nghe và nhẹ nhàng massage cho bé.

3/ Lặp lại những âm thanh mà con phát ra

Kết quả hình ảnh cho trò chuyện với trẻ sơ sinh

Khi được 3 tháng tuổi, bé đã có thể phát ra những tiếng ê a không rõ nghĩa. Mẹ hãy nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt. Hãy lặp lại những âm thanh mà con phát ra. Khi đó, mẹ sẽ thấy bé đang chăm chú nhìn vào miệng mẹ và khuôn miệng mấp máy như muốn bắt chước mẹ. Điều này sẽ giúp bé rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ từ sớm.

4/ Cho bé đồ chơi

Khi con đã lớn hơn một chút, khoảng 6 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé những món đồ chơi an toàn và chơi cùng bé. Việc chơi cùng con giúp mẹ tương tác với bé, cho con phát triển IQ vượt trội, phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ sớm ngoài sức tưởng tượng. Hãy nói chuyện trong khi chơi cùng con, giọng nói của mẹ giúp bé yên tâm cũng như giúp bé tự phát triển khả năng ngôn ngữ của riêng mình.

5/ Đáp lại những âm thanh của con

Kết quả hình ảnh cho trò chuyện với trẻ sơ sinh

Khi con bập bẹ “baba”, “mama”, mẹ hãy dịu dàng đáp lại: “Con gọi mẹ phải không”. Khi chơi cùng con, mẹ hãy để ý xem con thích gì nhất. Nếu thấy bé cố ngoài người để lấy một món đồ chơi hay ánh mắt chỉ hướng về món đồ chơi ấy, mẹ có thể hỏi con: “Con thích con vịt màu tím này phải không, mẹ lấy nó cho con nhé”. Tuy con chưa thể đáp lại, nhưng bé đã hiểu. Với câu nói ấy, mẹ đã cùng lúc dạy cho con biết đó là con vịt, và màu tím, từ đó giúp bé hình thành vốn từ vựng phong phú.

6/ Đọc sách cho con

Một trong những điều giúp con tăng chỉ số thông minh, phát huy trí tưởng tượng và phát triển khả năng ngôn ngữ tối ưu là đọc sách cho bé. Đừng chờ cho đến khi con đi học mới đọc sách cho con. Bố mẹ hãy bắt đầu làm việc này ngay từ khi bé sinh ra. Bố mẹ có thể đọc sách thiếu nhi với những tranh ảnh sinh động, màu sắc tươi tắn bắt mắt. Vừa đọc, mẹ hãy vừa chỉ vào hình ảnh cho bé xem.

Hình ảnh và từ ngữ sẽ gắn kết và hình thành trong trí nhớ trẻ, khiến con có vốn từ phong phú, phát triển ngôn ngữ sớm. Dù chưa nói được nhưng bé hoàn toàn có thể hiểu những gì mẹ nói. Chẳng hạn, mẹ mở sách và bảo bé: “Con cún lông xù màu trắng đâu rồi, con chỉ mẹ xem nào” để xem bé có chỉ đúng hay không, nếu bé chỉ chưa đúng, mẹ chỉ lại vào ảnh và nhắc lại cho bé một lần nữa: “Ôi, con xem con cún lông xù màu trắng này đáng yêu quá đi mất”.

Đọc sách cho con giúp bé vui vẻ hạnh phúc, phát triển ngôn ngữ và hình thành thói quen yêu thích đọc sách ngay từ nhỏ

7/ Kể chuyện cho con nghe

Mẹ có thể kể cho con nghe những câu chuyện cổ tích hoặc những câu chuyện tự sáng tác trước giờ bé đi ngủ hoặc bất cứ lúc nào. Khi chơi với con, đừng chỉ im lặng mà hãy kể chuyện cho bé. Mẹ sẽ thấy bé chăm chú lắng nghe với vẻ mặt tò mò lẫn thích thú. Kể chuyện cho con mỗi ngày không chỉ giúp bé phát triển ngôn ngữ mà còn giúp con phát huy trí tưởng tượng, khi con lớn, bé có tư duy vô cùng phong phú.

Làm thế nào để hiểu ngôn ngữ của bé khi con chưa biết nói?

Khi chưa biết nói, trẻ diễn đạt nhu cầu bằng tiếng khóc, những tiếng ê a, ọ ẹ. Bố mẹ có thể áp dụng các cách sau để hiểu “ngôn ngữ riêng” của con.

1/ Tìm hiểu tiếng khóc của bé

Mẹ hãy để ý tiếng khóc của con trong từng thời điểm sẽ biết khi nào bé khóc vì đói, lúc nào con cần thay tã hay lúc nào con cần đi ngủ.

Kết quả hình ảnh cho trò chuyện với trẻ sơ sinh

2/ Quan sát bé

Mỗi bé sẽ có những tín hiệu riêng cho từng hành động. Ví dụ mút ngón tay khi đói, dụi mắt khi buồn ngủ, nét mặt khó chịu khi đi vệ sinh… là những tín hiệu mà mẹ có thể dựa vào để đáp ứng nhu cầu của bé.

3/ Cố gắng để hiểu con

Nếu lúc mẹ đang nói chuyện hay đọc sách cho con, bé có vẻ không hứng thú, mẹ hãy dừng lại để con nghỉ ngơi. Hãy quan sát xem bé đang muốn gì, cố gắng hiểu những gì con truyền đạt và đáp ứng cho bé.

Theo GIA ĐÌNH MỚI

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X