Nghiên cứu khoa học: Vợ chồng hay cãi nhau, con sinh ra chậm phát triển, kém thích nghi cuộc sống

Nghiên cứu khoa học: Vợ chồng hay cãi nhau, con sinh ra chậm phát triển, kém thích nghi cuộc sống

Mang bầu cấm kỵ nhất là chuyện bố mẹ cãi nhau đó ạ.

Xiao Zhang đang mang thai ở tháng thứ 3. Gần đây cô ấy đã đánh nhau với chồng. Lý do cũng không có gì to tát. Zhang mang thai nên cô rất dễ nổi giận, chỉ là vài chuyện nhỏ nhặt nhưng chồng không cảm thông cho cô. Zhang đã khóc rất nhiều và thậm chí có ý định bỏ về nhà mẹ ruột vài ngày.

Các mẹ thấy đấy, chuyện cãi vã vốn xảy ra như ăn cơm bữa, nhất là ở những gia đình có mẹ mang thai.

Phụ nữ mang thai rất dễ cáu gắt, khó chịu nhưng nếu gặp phải người chồng không biết khoan dung, nhường nhịn thì mâu thuẫn, tranh cãi sẽ thường xảy ra. Thậm chí, hôn nhân cũng có thể bắt đầu rạn nứt, ly hôn có thể xảy ra.

Những mâu thuẫn, khủng hoảng hôn nhân, mối đe dọa ly hôn,… tất cả đều có tác động đến tinh thần và cảm xúc của bà bầu. Hậu quả khiến bà bầu căng thẳng quá mức, lo lắng và trầm cảm. Những thay đổi cảm xúc này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, nghiên cứu đã cho thấy.

Nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ sinh ra trong gia đình hay cãi vã thường phát triển chậm, rụt rè và thích nghi cuộc sống kém.

Lý do là khi mẹ bầu tức giận, các hormone có hại sẽ được tiết ra và sẽ qua máu truyền đến thai nhi. Do đó, những cuộc cãi vã thường xuyên của bố mẹ có tác động rất xấu đến thai nhi.

Trạng thái cảm xúc của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến phản ứng và sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai bị trầm cảm nặng thường đi kèm với nôn mửa trong thai kỳ, dẫn đến sinh non, sẩy thai, chuyển dạ kéo dài và rối loạn trương lực cơ.

Những bà mẹ hay căng thẳng, trầm cảm khi mang thai không chỉ ảnh hưởng xấu đến thai nhi mà còn để lại những tác động xấu sau khi đứa trẻ chào đời. Người mẹ cũng dễ bị kích động, khóc lóc sau sinh, thậm chí là có ảnh hưởng đến giấc ngủ và cho con bú.

Vì vậy, khi mang thai, người chồng phải chú ý đến cảm xúc của người vợ, chăm sóc họ nhiêu hơn. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ nên đối xử với nhau bằng sự chân thành. Khi mâu thuẫn xảy ra, người chồng nên biết kiềm chế cơn giận, biết nhường nhịn vợ, biết cảm thông và khoan dung.

Vậy theo các mẹ đâu là tiêu chuẩn của một người chống tốt? Dĩ nhiên, không ai là hoàn hảo cả, nhưng nếu là một người chồng tốt, các anh chồng phải làm được 4 điều dưới đây khi vợ bầu bí.

Thứ nhất: Biết nhường nhịn

Nói chung, phụ nữ mang thai rất nhạy cảm. Họ mau nước mắt, dễ cáu gắt, nổi nóng, đặc biệt là không thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Nếu thấy vợ có những biểu hiện này, người chồng nên quan tâm đến vợ nhiều hơn, sẵn sàng chấp nhận và bỏ qua.

Anh chồng phải biết khoan dung, điều trước tiên là phải kiềm chế sự tức giận, không nổi nóng với vợ. Tuyệt đối không để vợ nổi giận để tránh ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong bụng.

Thứ hai: Chủ động

Khi mang thai, gánh nặng về thể chất và tinh thần của vợ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, là một người chồng, bạn phải biết chủ động nhiều hơn. Không chỉ chủ động làm việc nhà, mà bạn nên cố gắng đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng cho vợ. Bạn có thể chủ động xuống bếp nấu cho vợ những món ăn ngon.

Càng về cuối thai kỳ, chân của mẹ bầu thường bị sưng nhiều hơn. Khi đó, các anh nên thường xuyên massage chân cho vợ để vợ giảm đau, bớt mệt mỏi. Các anh cũng nên chủ động sắp xếp thời gian đưa vợ đi dạo, kể cho vợ nghe những câu chuyện thú vị, thường kể nhưng câu chuyện hài hước để tinh thần vợ bầu được tốt hơn.

Sinh con là một trải nghiệm nhiều đau đớn đối với các bà vợ. Họ sẽ thường lo lắng khi bắt đầu mang thai, thậm chí là luôn thường trực những nỗi sợ khác nhau. Các anh chồng phải biết chủ động xoa dịu những cảm xúc cho vợ. Hãy để trải nghiệm thiêng liêng ấy là một hành trình thật ngọt ngào và hạnh phúc nhé.

Điểm thứ ba: Cùng nhau tham gia lớp học tiền sản

Không chỉ các bà vợ, các anh chồng cũng nên cùng vợ tìm hiểu kiến thức thai sản, chăm sóc sức khỏe cho người mẹ mang thai. Thật ý nghĩa nếu cả 2 cùng tham gia tìm hiểu, tham gia một lớp học tiền sản.

Chồng nên chủ động chăm sóc vợ, quan tâm đến cảm xúc hàng ngày của vợ. Chồng hãy học cách để an ủi và chăm sóc cho cô ấy trong những tình huống khác nhau,…

Thứ tư: Bên cạnh khi vợ sinh con

Đừng để vợ cảm thấy tủi thân trong lúc sinh con. Khi vợ sinh con,người chồng nên đợi bên ngoài phòng sinh. Nếu điều kiện cho phép, tốt nhất là các anh chồng nên vào phòng sinh cùng vợ.

Càng tốt hơn nếu các anh mang theo một bó hoa để tặng vợ kèm theo một nụ hôn ngọt ngào thay cho lời cảm ơn vì những khó khăn và hy sinh của vợ sau ca vượt cạn.

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X