Những sai lầm kinh điển khiến con dễ gù lưng ngay từ khi sơ sinh

Khi nuôi con, không ít phụ huynh chỉ chăm chăm quan tâm đến chiều cao, cân nặng của trẻ mà quên mất cột sống cũng là yếu tố cần phải bảo vệ.

Mẹ không biết rằng, những thói quen tưởng chừng như vô hại của mẹ với bé ở độ tuổi sơ sinh cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng bị gù lưng, cong vẹo cột sống sau này.

Cấu tạo xương sống của bé sơ sinh

Kết quả hình ảnh cho xương sống trẻ sơ sinh

Khi nuôi con, không ít phụ huynh chỉ chăm chăm quan tâm tới chiều cao, cân nặng của bé mà quên mất cột sống cũng là yếu tố cần phải bảo vệ. Độ tuổi từ sơ sinh tới khoảng 3 tuổi là thời kỳ vàng cho sự phát triển của bé nói chung và cho cột sống nói riêng, bởi 3 phần cong của xương sống đều hình thành trong giai đoạn này.

+ Giai đoạn 1: 3 tháng đầu tiên sau khi sinh

Xương sống của trẻ sơ sinh tương đối mềm, thẳng tắp và không hề có đốt cong. Bắt đầu từ tháng thứ 3, phần cong của xương sống sẽ bắt đầu nhú lên, thông qua gáy và lưng tạo nên đốt cong thứ nhất hay chính là phần lồi trước xương cổ. Giai đoạn này, xương sống của trẻ đặc biệt rất “nhạy cảm” với những tác động từ bên ngoài như va đập mạnh, rung chấn…, nằm sai lệch tư thế đều có thể là nguyên nhân khiến xương trẻ bị cong vẹo hơn.

+ Giai đoạn 2: Xuất hiện từ tháng thứ 6

Kết quả hình ảnh cho xương sống trẻ sơ sinh

Khi được 6 tháng, bé có thể tự ngồi mà không cần ai đỡ cả, bởi đốt cong thứ hai ở cột sống ngực dần được hình thành.

+ Giai đoạn 3: Xuất hiện sau khi bé được từ 1-3 tuổi

Bé 1 tuổi bắt đầu tập đi và hình thành đốt cong thứ ba của cột sống nằm ở phần xương thắt lưng. Phần xương eo bị lồi ra phía trước.

Xương sống của bé dưới 3 tuổi còn rất mềm và yếu ớt, đăc biệt là trước khoảng 6 tháng, xương sống chưa thể chống đỡ được trọng lượng cơ thể. Chính vì vậy, mẹ cần hết sức lưu ý để không phạm phải 3 sai lầm “thường gặp” sau:

Bế bé sai tư thế

Kết quả hình ảnh cho bế bé sau tư thế

Trong 3 tháng đầu đời, xương sống của bé khá là mềm. Nếu bế bé nằm thẳng, song song với mặt đất sẽ khiến trọng lượng cơ thể dồn hết xuống phần xương cổ bé. Điều này có thể dẫn tới những tổn thương quanh phần cổ. Mặt khác, nếu thường xuyên bế bé kiểu này, xương sống của bé sẽ bị đè nén và phát triển dị dạng. Chính vì thế, tốt nhất là nên bế bé nằm hơi chếch người và dùng tay nâng sau gáy của bé trong tháng đầu tiên.

Cho bé nằm võng thường xuyên

Người Việt có thói quen cho con ngủ trên võng, xem võng như “liều thuốc ru ngủ” hiệu quả để trẻ mau vào giấc. Tuy nhiên, việc nằm võng thường xuyên, nhất là cho trẻ dưới 3 tháng tuổi sẽ tăng nguy cơ trẻ bị cong vẹo cột sống hoặc gù lưng.

Điều này được lý giải là do bề mặt võng tạo đường cong chữ C nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ. Toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn hết vào phần cột sống ở lưng. Trong khi đó, xương sống của bé thì còn rất mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành nên tình trạng cong vẹo cột sống lại càng dễ xảy ra hơn. 

Kết quả hình ảnh cho bé sơ sinh nằm võng

Mặt khác, khi bé nằm võng, toàn bộ khu vực lưng và lồng ngực của trẻ bị gập cong, gây nên tình trạng khó thở hơn so với khi nằm thẳng. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim và phổi cho trẻ về sau.

Vì vậy, mẹ cần lưu ý:

– Lót chiếu nhỏ hoặc cho trẻ nằm chéo người so với chiều võng để lưng trẻ được nâng đỡ tốt nhất.

– Mẹ chỉ nên cho bé nằm võng trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

– Không cho trẻ ngủ võng khi chưa được đủ 3 tháng.

Theo GĐM

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X