Sau sinh: Đây là 4 xét nghiệm quan trọng mẹ cần phải làm đủ cho con để đảm bảo bé khỏe mạnh khôn lớn!

Trong thời gian mang thai, có quá nhiều lần xét nghiệm, siêu âm mẹ cần thực hiện đủ. Hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy khá rắc rối mặc dù biết điều này rất cần thiết để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi và sức khỏe của chính mình. Nhưng bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ đâu các mẹ nhé!

Mẹ đừng nghĩ rằng, thời điểm bé con chào đời có nghĩa là con đã vượt qua vùng an toàn hay sau khi sinh con, mẹ có thể được thoải mái nghỉ ngơi.

Thực tế không phải vậy. Bởi vì, sau khi chào đời, bé cần trải qua thêm 4 lần xét nghiệm để chắc chắn rằng vẫn khỏe mạnh. Các bệnh của trẻ sơ sinh có thể phát hiện thông qua 4 lần kiểm tra này, do vậy, bố mẹ cần phải lưu ý.

Lần kiểm tra thứ nhất: Ngay khi con lọt lòng

Kết quả hình ảnh cho Sau khi chào đời, đây là 4 xét nghiệm quan trọng trẻ sơ sinh cần phải làm đủ

Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên và quan trọng nhất tại thời điểm đứa bé chào đời. Khi đứa trẻ vừa lọt lòng, một cuộc kiểm tra sức khỏe sẽ được thực hiện ngay lập tức. Khi đó, các bác sĩ sẽ kiểm tra tất cả các bộ phận trên cơ thể bé.

Việc cần thiết đầu tiên là phải kiểm tra hệ hô hấp của trẻ. Đó là lý do vì sao em bé chào đời phải cất tiếng khóc to vang thì mới được xem là bình thường. Nếu nhịp tim của trẻ đập 100 lần/ phút kèm theo tiếng khóc to, rõ, điều này cho thấy trẻ khỏe mạnh và hoàn toàn có thể bắt đầu thở bằng phổi.

Ngoài ra, trẻ sẽ được kiểm tra phản ứng vật lý sau khi bác sĩ tiến hành các kích thích. Trong trường hợp nếu có các phản xạ tự nhiên, bác sĩ cũng chỉ ra đâu là phản ứng nhạy cảm của trẻ. Sau kiểm tra, nếu các mức độ hoạt động đều nằm trong phạm vì bình thường, trẻ sơ sinh có thể loại trừ bệnh bại não.

Lần kiểm tra thứ hai: Ngày thứ 10 – 14 sau sinh

Hình ảnh có liên quan

Trẻ sơ sinh sẽ được thực hiện kiểm tra sức khỏe lần thứ hai trong khoảng thời gian từ ngày 10 – 14 sau khi sinh. Ở lần kiểm tra này, bé sẽ được đo cân nặng. Điều quan trọng trong lần thăm khám này là kiểm tra tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Nếu vàng da đã giảm, điều này là dấu hiệu bình thường. Nếu tình trạng này không giảm, bác sĩ sẽ phải xem xét kỹ hơn trường hợp vàng da bệnh lý để cân nhắc có cần phải can thiệp điều trị thêm hay không.

Ngoài ra, bác sĩ cũng xem phần dây rốn của bé có bị tách ra hay không cũng như hướng dẫn mẹ cách chăm sóc dây rốn của bé. Vấn đề chăm sóc dinh dưỡng và các khía cạnh khác cũng cần chú ý. Trong thời gian này, các bé cần bổ sung vitamin D để tránh còi xương. Ánh nắng mặt trời là nguồn tổng hợp vitamin D rất tốt cho trẻ sơ sinh nên các bà mẹ và người nhà phải siêng tắm nắng cho con nhé!

Lần kiểm tra thứ ba: Ngày thứ 28 sau sinh

Kết quả hình ảnh cho Sau khi chào đời, đây là 4 xét nghiệm quan trọng trẻ sơ sinh cần phải làm đủ

Lần kiểm tra sức khỏe thứ ba của trẻ sơ sinh được thực hiện vào ngày thứ 18 sau khi đứa bé chào đời. Ở lần thăm khám này, bác sĩ sẽ đo lại chiều cao và cân nặng cho trẻ. Dựa theo chuẩn chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ đánh giá kết quả sức khỏe của con. Chiều cao trung bình thường từ 47 – 53 cm và cân nặng phải trên 2,5kg, thông thường trung bình là 3kg.

Ngoài ra, một số kiểm tra cũng được thực hiện ở đầu, mắt, tai và ngực của bé. Sự phát triển của hộp sọ và kích thước não bộ của bé cũng được kiểm tra ở lần này.

– Đầu: Thông thường các bé được sinh qua đường âm đạo, phần đầu có hơi méo cũng không sao. Ngoài ra, thóp bé cũng mềm và còn khoảng trống để hộp sọ nối liền. Nếu có vết bầm tím xuất hiện là do tác động của việc dùng kẹp trong quá trình sinh.

– Mắt: Mắt của trẻ sơ sinh sẽ được kiểm tra bằng phản xạ với ánh sáng. Nếu bé nhìn theo ánh sáng hoặc tay mẹ khi đưa qua đưa lại chứng tỏ thị lực con bình thường;

– Tai: Xem thử con có phản ứng lại với tiếng động xung quanh, giật mình khi nghe tiếng động;

– Ngực: Kiểm tra xem phần ngực của bé có đều không, có bị phù bên nào không.

Lần kiểm tra thứ tư: Ngày thứ 42 sau sinh

Kết quả hình ảnh cho Sau khi chào đời, đây là 4 xét nghiệm quan trọng trẻ sơ sinh cần phải làm đủ

Ngày thứ 42 sau sinh, trẻ bắt buộc phải được thực hiện một lần kiểm tra thứ 4. Đây cũng là một xét nghiệm y tế quan trọng. Bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra vòng đầu để theo dõi sự phát triển của trẻ.

Nhiều bố mẹ khi kiểm tra sự phát triển của con chỉ chăm chăm đến cân nặng và chiều cao mà quên mất rằng chu vi vòng đầu (khoảng cách quanh phần lớn nhất của đầu) cung cấp các dấu hiệu rất quan trọng để đánh giá sự phát triển của não bộ. Nếu chu vi vòng đầu bé lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhiều so với mức trung bình thì đó là những cảnh báo nghiêm trọng. Thông thường nếu vòng đầu lớn bất thường là dấu hiệu của bệnh tràn dịch não. Ngược lại, nếu vòng đầu nhỏ cho thấy não trẻ phát triển chậm hoặc thậm chí ngừng phát triển.

Những lưu ý khi đưa trẻ đi khám sức khỏe

Để bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của bé cũng như có hướng giải pháp khắc phục trong những trường hợp xấu, khi đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe, mẹ cần chú ý những điều sau đây:

– Chuẩn bị tất cả những câu hỏi thắc mắc mà mẹ muốn hỏi;

– Báo cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe của bé và những tình huống, thói quen hàng ngày của con cụ thể về giấc ngủ con con, lượng sữa tiêu thụ mỗi ngày,…

– Để tránh gây khó khăn trong quá trình kiểm tra, mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Buổi tối trước đó, mẹ nên cho bé tắm sạch sẽ và có một giấc ngủ ngon;

– Trong quá trình khám sức khỏe cho bé, mẹ nên theo dõi phản ứng của con;

– Tốt nhất là nên đưa bé đi khám vào buổi sáng vì lúc này tinh thần của con tốt nhất.

Tóm lại, bên cạnh những lần xét nghiệm, siêu âm trong thai kỳ, trẻ sau khi chào đời cần được thực hiện đủ 4 xét nghiệm để sàng lọc bệnh sơ sinh. Để đảm bảo con luôn khỏe mạnh, phát triển đúng chuẩn, trong quá trình chăm sóc bé nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay nhé!

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X