Sinh xong chưa phải là hết, mẹ vẫn trải qua thêm 11 nỗi đ.au này

Các mẹ đã chuẩn bị tinh thần để đối phó với sự thay đổi của cơ thể sau sinh chưa?

Là người phụ nữ hạnh phúc nhất có lẽ chính là giây phúc được làm mẹ. Sau quá trình mang thai suốt 9 tháng 10 ngày được chào đón thiên thần đáng yêu trong vòng tay thì quả là tuyệt vời các mẹ nhỉ?

Tuy nhiên sau giây phút hào hứng đó thì không ít bà mẹ đã phải hụt hẫng, lo sợ với những thay đổi khủng khiếp từ chính cơ thể sau sinh của mình. Thú thiệt với các mẹ suốt 1 tháng sau sinh em không dám soi mình trong gương, đối với em lúc đó nhìn ngắm cơ thể mình chính là một hình thức tra tấn thị giác đáng sợ nhất.

Người ta sinh 1 là sinh thường 2 là sinh mổ còn riêng em là húp trọn gói combo vừa đau bụng đẻ vừa đau vết mỗ luôn các mẹ ạ! Chồng em hay bảo thằng ku nhà em nó cứng đầu y hệt em, lúc em đau bụng vỡ ối là 2 giờ sáng, nhập viện chuyển lên phòng chờ sinh. 

Kết quả hình ảnh cho sinh thường

Ban đầu các bác sĩ bảo con em hơi to mà xương chậu em lại cứng nên có thể em bé khó xuống và khuyên em nên sinh mổ nhưng em kiêng quyết không chịu các mẹ ạ! Bởi trước khi sinh em tham khảo ý kiến của các chị em bỉm sữa nhà em rồi ai cũng bảo cố mà sinh thường vừa tốt cho con lại lợi cho mẹ. 

Ấy vậy mà đau đớn, quằn quại gần nữa ngày mà tử cung em chỉ nở được 4 phân. Chồng em vào thăm thấy vợ đau đớn quá mới bảo em chịu cho bác sĩ mổ đi, chứ để lâu nguy hiểm cả mẹ lẫn con. Thế là cuối cùng vừa đau bụng đẻ xong vẫn phải lên bàn sinh để mổ hix.

Vì là sinh mổ nên thời gian đầu em không có sữa cho con bú, phải khó khăn chật vật lắm sữa mới về. Rồi cơ thể thì ôi thôi như đống bùi nhùi, bụng nhăn nheo, da chằn chịch các vết rạn lại còn có thêm 1 vết sẹo mổ, thiệt chán chẳng buồn nhìn luôn các mẹ ạ! Đó là chưa kể cái quả núi đôi căng tròn ngày nào giờ nhìn như mướp héo một bên thấp một bên cao nữa chứ.

Suốt mấy tháng sau sinh em trốn biệt trong nhà không dám đi đâu vì tự tin với cơ thể của mình. Cũng may chồng em tâm lý các mẹ ạ, chưa một lần phàn nàn chê trách gì về cơ thể vợ. Lúc nào rãnh rổi là lại ở nhà chăm con cho em có thời gian đi spa chăm sóc da, tập thể dục để lấy lại vóc dáng.

Sau khi sinh con, ngoài những bỡ ngỡ trong việc chịu trách nhiệm chăm sóc, nuôi nấng một đứa trẻ, không ít mẹ cũng giống như em từng rất hoang mang, lo sợ thậm chí chán ghét chính cơ thể mình sau sinh. Những thay đổi trên cơ thể mẹ sau sinh dù lớn, dù nhỏ thì cũng đều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của các mẹ, nếu không kịp thời phát hiện và xử lý đôi khi sẽ gây nguy hiểm đến tính đấy ạ!

Kết quả hình ảnh cho sinh thường

Dưới đây là 11 sự thay đổi thường xảy ra với cơ thể mẹ sau sinh mà em đã tổng hợp được dành cho những ai lần đầu làm mẹ có thể chuẩn bị tâm lý tránh hoang mang và bỡ ngỡ nhé!

1/ Cơn đau tử cung

Khoảng thời gian sau sinh từ 1-2 ngày, cơ thể các mẹ sẽ xuất hiện những cơn đau ở vùng bụng dưới. Hiện tượng này gọi là co thắt tử cung sau sinh hay dân gian còn gọi là co dạ con. 

Tuy nhiên các mẹ đừng quá lo lắng vì những cơn đau co thắt tử cung chính là quá trình phục hồi tử cung về kích thước và vị trí ban đầu, thường xảy ra ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, trong quá trình cho con bú do hormone oxytocin kích thích tử cung nên dẫn đến các cơn co thắt rõ rệt hơn.

Nhưng nếu những cơn co thắt trở nên thường xuyên và nặng hơn khiến mẹ khó chịu thì nên đến bệnh việm kiểm tra vì đó có thể là dấu hiệu của sót nhau thai trong tử cung.

2/ Sản dịch sau sinh

Kết quả hình ảnh cho sản dịch sau sinh

Một thời gian ngắn sau khi vượt cạn, các mẹ sẽ bắt đầu thấy chất dịch âm đạo tiết ra, chủ yếu là máu. Đó là những gì còn lại của nội mạc tử cung sau khi sinh con. Chất này được gọi là sản dịch sau sinh, lượng sản dịch ra sẽ ít dần đi. 

Vào khoảng ngày thứ 2 hoặc 4 sau sinh, sản dịch sẽ lỏng hơn và chỉ còn màu hồng nhạt. Sản dịch sẽ giảm dần trước khi ngừng hẳn, quá trình này thường kéo dài khoảng 2-4 tuần nhưng cũng có một số ít người còn bị lắt nhắt kéo dài thêm vài tuần nữa.

3/ Ngực căng hơn

Có thể vài ngày sau sinh, ngực của các mẹ sẽ sưng, đau và căng sữa. Khi tình trạng này giảm bớt, ngực sẽ mềm mại hơn nhưng lại bắt đầu hành trình chảy xệ do da bị kéo chùng trong thời kỳ căng sữa và do em bé bú. 

Để khắc phục tình trạng này các mẹ phải chăm sóc ngực cẩn thận bằng cách mặc áo ngực chuyện cho con bú chứ đừng để vòng 1 được tự do. Thỉnh thoảng massage ngực cũng giúp ngực đỡ chảy xệ. Điều quan trọng cần chú ý là cần phải cho con bú đúng tư thế.

4/ Mất kinh nguyệt sau sinh

Đối với các mẹ sau sinh không cho con bú, khoảng 40% lần có kinh đầu tiên xảy ra vào 6 tuần sau sinh, và phần lớn phụ nữ có kinh lại sau 24 tuần sau sinh.

Những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường, chỉ có 15% phụ nữ cho con bú có kinh trở lại sau 6 tuần.

5/Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh

Kết quả hình ảnh cho kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh

Lần có kinh đầu tiên sau khi sinh có thể nhiều hơn hoặc lâu hơn bình thường. Lượng máu xuất hiện trong mỗi lần có kinh nguyệt ở các bà mẹ sau sinh là không giống nhau. Một số bà mẹ có rất nhiều kinh nguyệt nhưng một số lại có rất ít. 

Lý do là vì thành nội mạc tử cung tương đối dày sẽ dẫn đến lưu lượng kinh nguyệt lớn hơn. Tuy vậy, đa phần phụ nữ sau khi sinh con có lượng kinh nguyệt nhiều hơn và cũng gây đau bụng hơn.

Nếu lượng máu kinh ra nhiều, có thể thấm ướt băng vệ sinh trong vòng 1 giờ đồng hồ và buộc phải thay mới thì các mẹ nên đến bệnh việc để kiểm tra bởi hiện tượng này có thể bị gây ra bởi tổn thương ở âm đạo và một số nguyên nhân liên quan tới sức khỏe khác.

6/Nguy cơ nhiễm trùng hậu sản

Nhiễm trùng hậu sản hay còn gọi là nhiễm trùng đường sinh dục có thể xảy ra sau trong 6 tuần đầu sau sinh thường, đẻ mổ. Đây là một trong những tai biến sản khoa có nguy cơ gây tử vong cao cho sản phụ. Để phòng tránh, các mẹ nên:

– Trước mang thai: Khám phụ khoa và sức khoẻ định kỳ. Cần sớm điều trị ổn định các bệnh lý viêm nhiễm phụ và nội khoa (thiếu máu, tiểu đường, suy dinh dưỡng, tim mạch…)

– Trong thai kỳ: Nên khám thai theo quy định để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, tiểu đường, bệnh lý thận, tăng huyết áp…

– Sau sinh: Các mẹ cần ăn uống đủ dinh dưỡng, không kiêng khem; vận động đi lại sớm, không nằm một chỗ và trong buồng tối. Đặc biệt, vệ sinh và giữ khô sạch vùng kín, vết khâu tầng sinh môn, đường mổ thành bụng.

7/ Vận động sau sinh như thế nào?

Các mẹ sau sinh có thể vận động tập thể dục nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông. Tuy nhiên đối với các mẹ sinh mổ thì không nên tập trung các bài tập vào các cơ bụng. Nó có thể ảnh hưởng gây nguy hiểm cho vết mổ.

8/ Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú

Kết quả hình ảnh cho cho con bú nay sau sinh

Theo một vài nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng với 5 tháng cho con bú mẹ, sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư vú của phụ nữ sẽ giảm xuống 2%. Các nhà nghiên cứu tin rằng việc cho con bú mẹ giúp phụ nữ tạm thời ngừng chu kỳ kinh nguyệt và đó chính là lý do cơ thể phụ nữ giảm sự tiếp xúc lâu dài với hoóc-môn estrogen. Nghiên cứu trước đây cho thấy nồng độ estrogen cao liên quan đến việc phát triển nguy cơ ung thư vú.

9/ Cơ lưng nhức mỏi

Trong quá trình mang thai, cơ lưng đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết để đỡ bụng bầu, khi đó da bụng của bạn đang bị kéo căng. Sau khi sinh, cơ thể các mẹ phải mất một thời gian để cơ bụng co gọn lại, và đây cũng là lúc bạn cảm thấy lưng mỏi rã rời. Cơn đau lưng sẽ trở nên bớt dần sau 6 tuần đầu sau sinh, khi cơ thể của các mẹ gần như đã phục hồi hoàn toàn.

10/ Cân nặng sau sinh

Kết quả hình ảnh cho phát tướng sau sinh

Cân nặng sau sinh là việc mà rất nhiều phụ nữ quan tâm. Thường thì cần khoảng 6-8 tuần để các mẹ sẽ trở lại được với những hoạt động như bình thường trước đây. Đây là thời gian các mẹ có thể bắt đầu cố gắng giảm cân và nên nhớ nếu các mẹ đang cho con bú thì dù áp dụng biện pháp nào thì cũng hãy nhớ bảo đảm tiếp nhận đủ calories và dinh dưỡng cho con nhé!

11/ Vết thương mổ sau sinh

Thông thường thì vết mổ sẽ liền và bớt đau trong vòng 7 ngày sau sinh. Tốc độc bình phục của vết mổ phụ thuộc vào cơ thể của mỗi người và cách may. Trung bình, phải mất khoảng 2 – 12 tuần.

Ai cũng biết làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng mà bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn và ao ước. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đối mặt và biết cách giải quyết hết những rắc rối sau khi sinh. Vậy nên nếu vấn đề của các mẹ chưa quá nghiêm trọng thì hãy làm theo những chỉ dẫn trên đây để kịp thời hồi phục nhé!

Theo GĐM

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X