Tác hại khôn lường khi cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc ít người biết

Không chỉ khiến trẻ còi cọc, chậm tăng cân, việc cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước lọc còn để lại nhiều hậu quả khôn lường ít người biết.

Hôm trước em có vào viện thăm bé đồng nghiệp sinh. Đang loay hoay cắt trái cây cho nó ăn thì má chồng nó ngồi kế bên đút nước cho cháu. Em nhìn mà hoảng nên mới thúc nó bảo:

– Sao mày lại để cho bà đút nước nó uống thế? Không biết con nít dưới 6 tháng không nên uống thêm nước hả?

– Khổ, em biết chứ. Nhưng kệ bà đi chị ơi! Qua nói rồi và bị chửi cho trận rồi. Giờ mở miệng nói nữa là giận bỏ về quê, không chăm nữa.

– Thế có giải thích cho bà hiểu không?

– Thì em cũng có nói sơ sơ vậy đó, mà bà gạt đi, bảo sữa mẹ mặn, không cho nó uống nước, nó khát chết à. Rồi bà bảo chỉ cho nhấp nhấp có cho uống ừng ực đâu mà sợ.

Kết quả hình ảnh cho cho trẻ uống nước lọc

Ngó qua vẫn thấy bà ngồi kiên nhẫn đút nước cho cháu, mặc cho thằng bé quẫy người khóc ré lên.

Chuyện cho trẻ sơ sinh uống thêm nước hoặc dùng nước để tráng sau cữ sữa chắc các mẹ không còn lạ gì. Lâu nay, các cụ vẫn làm vậy để gọi là tráng miệng và làm sạch lưỡi cho bé. Nhưng các mẹ biết không bỏ qua việc này thì hậu quả nghiêm trọng lắm á!

Theo các chuyên gia, trẻ dưới 6 tháng tuổi không cần thiết phải uống nước. Ở giai đoạn này, sữa mẹ và sữa bột là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ. Trong đó, nước dùng để pha sữa đã đủ cung cấp cho bé trong ngày. Riêng sữa mẹ có khoảng 88% nước, cung cấp đầy đủ các chất lỏng mà em bé cần. Sau 6 tháng tuổi, mỗi bữa ăn dặm, mẹ có thể cho bé tráng thêm ít nước trắng, nhưng cũng rất ít, chỉ khoảng 59 – 118ml mỗi ngày. Sau 9 tháng, bé có thể uống thêm nước trái cây và tăng thêm lượng nước trắng trong ngày.

Nếu để bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước sẽ để lại những hậu quả rất nghiêm trọng, trong đó có:

Tổn thương đến thận

Kết quả hình ảnh cho cho trẻ uống nước lọc

Thận của trẻ nhỏ vẫn còn chưa hoàn thiện chức năng như người lớn. Nếu bé uống nước quá nhiều sẽ khiến lượng sodium thoát ra ngoài theo cách thải nước thừa của hệ thống bài tiết. Đến lúc đó, áp lực sẽ ảnh hưởng đến thận và gây ra những vấn đề về thận.

Thiếu dinh dưỡng, trẻ còi cọc, chậm tăng cân

Khi trẻ uống nước sẽ bị đầy bụng và có cảm giác no vì kích thước dạ dày của bé còn rất nhỏ. Đến cữ sữa bé sẽ giảm lượng sữa và không thể bú cho đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Uống nhiều nước còn làm cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ cũng như sữa bột. Một số gia đình thậm chí còn có truyền thống cho bé uống nước đường hoặc nước ấm pha mật ong để làm chặt ruột, nhằm giúp bé không đi ngoài xì xoẹt. Nhưng thực ra những thức uống này ngoài nguy cơ dị ứng, ngộ độc còn có thể khiến bé sụt cân và mang bệnh.

Nếu thấy cần thiết để tráng miệng thì mẹ chỉ nên dùng cho bé bú sữa ngoài. Nhưng ngay cả trong trường hợp này cũng chỉ dùng rất ít, không quá 2 muỗng cà phê. Nếu khi pha sữa, mẹ dùng nước quá nhiều để tránh bị bón cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.

Dễ mắc bệnh

Việc cho bé sơ sinh uống thêm nước có thể làm tăng nồng độ bilirubin (bệnh vàng da), giảm cân quá nhanh và kéo dài thời gian nằm viện. Chưa kể, nguồn nước bé dùng có thể không an toàn, nhiễm asen và tiềm ẩn nguy cơ mầm bệnh tiêu chảy. Trong khi đó, nguồn nước từ sữa mẹ lại rất an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một nghiên cứu cho thấy trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn từ 2-3 lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn.

Hình ảnh có liên quan

Nhiễm độc nước, gây co giật, thậm chí dẫn đến hôn mê

Theo các bác sĩ Nhi khoa, nồng độ natri trong cơ thể bé sẽ bị loãng nếu được cho uống nước quá nhiều. Lượng natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể vì thận trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Chính vì vậy mà việc uống thêm nước trong giai đoạn dưới 6 tháng tuổi có thể khiến trẻ bị thiếu hụt natri và từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của não. Do đó, khi thấy trẻ nhiễm độc nước với triệu chứng khó chịu, buồn ngủ, hôn mê và co giật thì ngay lập tức mẹ gọi cho các bác sĩ nhé!

Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá cứng nhắc nha! Nếu trong những ngày nắng nóng, bé mất nhiều mồ hôi, mẹ nên cho con uống thêm chút nước để phòng mất nước. Tuy vậy, chỉ nên cho con uống khoảng 1-2 muỗng cà phê thôi nha!.

Với trẻ trên 6 tháng thì ngoài việc uống sữa, còn ăn dặm thêm cháo nên uống nước lọc là cần thiết. Mẹ có thể cho trẻ uống một vài thìa sau khi ăn. Khi trẻ đã dứt sữa thì dù là 6 tháng – 1 tuổi thì ngoài ăn dặm vẫn cần bổ sung nước lọc. Còn trong trường hợp trẻ 2-3 tuổi mà chưa dứt sữa thì nước lọc chỉ thêm và bổ sung thôi, vì nước vẫn được đưa vào cơ thể thông qua sữa.

Theo Gia đình mới

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X