Thai nhi 36 tuần – Dấu mốc quan trọng và những điều mẹ cần chuẩn bị để ‘vượt cạn’ thành công

Khi bước vào tháng thứ tuần thứ 36 thai kỳ, em bé có thể đòi chui ra bất cứ lúc nào. Mẹ nên chuẩn bị tinh thần cũng như những vật dụng cần thiết để đón con chào đời một cách suôn sẻ.

Khi con được 36 tuần tuổi, bé nặng khoảng 2,8kg và dài khoảng 48cm. Lúc này, phổi của bé đã hoàn thiện và con đã có thể thích ứng được với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Lúc này, bụng mẹ cũng trở nên chật chội với bé, đó là lý do con ít hoạt động hơn, để dành năng lượng để chào đời.

Dù mới 36 tuần, nhiều bé đã “vội vàng” chào đời chứ không đợi đủ 40 tuần, do đó mẹ cần phải nắm rõ những dấu hiệu chuyển dạ để có thể đến bệnh viện sinh con kịp lúc.

Kết quả hình ảnh cho thai nhi 36 tuần

Những thay đổi của mẹ khi bước vào tuần thai 36

1/ Thật khó khăn để nằm: Lúc này cơ thể của mẹ đã rất nặng nề, và thật khó khăn để tìm một tư thế nằm thoải mái. Mẹ hãy nằm nghiêng về bên trái, dùng gối dành cho bà bầu để thoải mái hơn.

2/ Bụng to ra nhiều: Tuần thai thứ 36, mẹ sẽ thấy bụng mình to ra nhiều, quần áo trở nên chật chội và cảm giác rất nặng nề. Mẹ đừng nằm yên một chỗ nhiều mà hãy tranh thủ đi lại, vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông, tăng lưu lượng máu đến thai nhi, nhằm cung cấp dưỡng chất và oxy cho bé.

3/ Đã có sữa non: Vào tuần 36 thai kỳ, mẹ đã thấy sữa non xuất hiện. Điều này có thể khiến mẹ không thoải mái lắm, tuy nhiên, đây là những gì cơ thể mẹ chuẩn bị để nuôi con sắp chào đời.

4/ Đôi chân sưng phù: Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy nặng nề, hai chân sưng phù. Mẹ đừng quá căng thẳng, sau sinh, hiện tượng phù chân sẽ hết.

Kết quả hình ảnh cho chân sưng phù khi bầu

Những điều mẹ nên làm trong tuần thứ 36 thai kỳ

1/ Nghỉ ngơi: Mẹ hãy ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều hơn trong không gian yên tĩnh, nên tránh đám đông, tránh những nơi ồn ào, những môi trường ô nhiễm. Mẹ cũng không nên đi thăm người ốm. Hãy giữ cho cơ thể khỏe mạnh nhất để chờ đợi ngày trọng đại.

2/ Tập luyện: Mẹ hãy tập luyện nhẹ nhàng những bài tập với bóng hoặc tập yoga để luyện cho cơ thể dẻo dai, có thêm sức lực, năng lượng cho cuộc vượt cạn sắp tới.

3/ Dành thời gian cho bé lớn: Hãy dành thời gian cho đứa con lớn nhiều hơn, giúp bé dần làm quen với sự xuất hiện của thành viên mới trong gia đình.

4/ Bổ sung dinh dưỡng: Mẹ nên thêm vào thực đơn các món giàu canxi, giàu sắt để giúp cơ thể dự trữ lượng sắt cho quá trình sinh nở, ngăn ngừa băng huyết sau sinh. Mẹ cũng nên uống nhiều nước để ngừa táo bón, mất nước và cải thiện lượng nước ối.

5/ Chuẩn bị hành trang: Mua sắm và chuẩn bị những vật dụng cần thiết, xếp sẵn hành lý để khi vỡ ối bất ngờ thì chỉ việc đến bệnh viện sinh con.

Kết quả hình ảnh cho chuẩn bị đồ đi sinh

Những dấu hiệu thông báo mẹ cần đến bệnh viện

1/ Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn: Khi các cơ khớp vùng xương chậu và tử cung kéo căng ra để chuẩn bị sinh con, mẹ sẽ thấy chuột rút và đau lưng nhiều hơn.

2/ Cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn nghỉ ngơi: Một số mẹ bầu cảm thấy nặng nề, mệt mỏi và chỉ muốn nghỉ ngơi. Mẹ hãy tranh thủ nghỉ ngơi, thư giãn và chợp mắt nhé.

3/ Cổ tử cung bắt đầu mở: Mẹ sẽ cảm thấy cổ tử cung đang mở ra, bác sĩ cũng sẽ xác định điều này khi khám thai. Cổ tử cung bắt đầu mở là mẹ có thể xách đồ đi đẻ rồi đấy.

4/ Dịch nhầy âm đạo thay đổi: Gần đến ngày sinh, nút nhầy cổ tử cung bong ra làm cho dịch nhầy thay đổi. Nếu thấy dịch nhầy sền sệt và có lẫn tí máu, mẹ hãy đến bệnh viện.

Kết quả hình ảnh cho dấu hiệu sắp sinh

5/ Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục: Khi thấy các cơn co thắt ngày càng dồn dập và mạnh, cảm thấy đau đớn, lúc này mẹ đã chuyển dạ thật sự.

6/ Vỡ ối: Nhiều mẹ thường cuống quýt khi ối vỡ. Thực ra, không phải tất cả các bà mẹ đều sinh ngay sau khi vỡ ối. Mẹ hãy bình tĩnh đến bệnh viện để đón con chào đời nhé.

Theo Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X