Thai nhi luôn sống bằng dòng cảm xúc của mẹ, bầu đừng mau nước mắt kẻo tội con

Trong suốt quãng thời gian 9 tháng 10 ngày em bé rất cần có một môi trường an lành, được chăm sóc cả về dinh dưỡng lẫn tinh thần để có thể chào đời khỏe mạnh, phát triển tốt.

Các chuyên gia luôn luôn khuyến khích phụ nữ mang thai phải chú ý đến sức khỏe cùng một chế độ dinh dưỡng hợp lý mỗi ngày. Nhiều mẹ có thể chưa biết rằng, tâm lý của bà bầu khi mang thai cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con trong bụng.

Cụ thể là nếu mẹ bầu luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái, thai nhi cũng sẽ lớn nhanh, ổn định hơn. Ngược lại, nếu mẹ bầu thường xuyên căng thẳng mệt mỏi và nhất là khi khóc, con trong bụng sẽ có nguy cơ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường.

Kết quả hình ảnh cho thai nhi

Khi mang thai, tâm lý mẹ bầu sẽ có những sự thay đổi nhất định. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng diễn biến tâm lý của phụ nữ mang thai ảnh hưởng và có sự gắn kết rất lớn đối với sức khỏe cũng như việc hình thành tính cách của trẻ sau này.

Do sự thay đổi hormone, các bà bầu sẽ rất nhạy cảm, xúc động thậm chí là “mít ướt” hơn hẳn lúc trước. Tuy nhiên, mẹ hãy cố gắng chỉ nghĩ đến những điều vui vẻ, hạnh phúc và đừng khóc khi mang thai, nhất là từ tháng thứ 6, vì theo Hiệp hội Khoa học Tâm lý, lúc này con đã có thể cảm nhận rõ rệt và phải chịu sự tác động tiêu cực nếu mẹ thường xuyên buồn bã, khóc lóc.

Mẹ buồn bã, con dễ tự kỷ

Kết quả hình ảnh cho bầu buồn bã

Một trong những hậu quả đáng sợ nhất khi bà bầu thường xuyên khóc và có tâm lý bất thường đó là con sẽ rất dễ bị tự kỷ. Khi thai nhi cảm nhận rõ được hành động và cảm xúc của mẹ, con cũng sẽ bị thay đổi nhận thức, hành vi và tính cách ngay sau khi chào đời.

Những đứa trẻ có mẹ thường bị căng thẳng, buồn bã ưu phiền trong giai đoạn mang thai sẽ gia tăng nguy cơ bị tự kỷ, tăng động, chậm nhận thức, rối loạn ngôn ngữ và kém tập trung hơn hẳn những em bé khác.

Mẹ hay khóc, con dễ sinh non

Kết quả hình ảnh cho mẹ bầu khóc

Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, nhất là vào giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng, nếu mẹ bầu thường xuyên khóc lóc, mệt mỏi, nguy cơ bé sinh non không đủ ngày tháng là rất cao. Tâm lý bất ổn của người mẹ là nguyên nhân chính dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu, bong nhau non.

Lượng máu cũng như oxy được cung cấp cho thai nhi cũng sẽ bị hạn chế, điều này đồng nghĩa với việc bé sẽ không có đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện. Con sinh ra thường sẽ nhẹ hơn cân nặng chuẩn từ 0,5 – 1kg, chậm phát triển. Bên cạnh đó, việc khóc hoặc lo lắng quá mức dẫn đến tâm trạng luôn khó chịu còn là nguyên nhân gây ra các biến chứng sứt môi, hở hàm ếch.

Mẹ trầm cảm, con hung hãn

Kết quả hình ảnh cho mẹ bầu trầm cảm

Trầm cảm trước, trong và sau khi mang thai đều đáng sợ như nhau. Hội chứng trầm cảm trong giai đoạn mang bầu cũng sẽ gây ra những tác hại xấu ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh nếu mẹ bị trầm cảm lúc mang thai, em bé sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm khi trưởng thành cao hơn gấp 1,5 lần so với những người khác.

Trong giai đoạn sơ sinh, bé cũng sẽ rất khó nuôi và hay thể hiện những bất thường về tâm lý như thường xuyên giật mình, khóc quấy,… Không những thế, đa số trẻ nằm trong trường hợp này thường có tính cách hung hãn, thu mình lại trước xã hội, kém tự tin và rất dễ nổi nóng khi lớn lên.

Mẹ hay căng thẳng, con sẽ yếu ớt

Kết quả hình ảnh cho Mẹ bầu hay căng thẳng

Thai nhi có xu hướng bị nhẹ cân, còi cọc là do mẹ thường xuyên stress suốt 9 tháng 10 ngày mang bầu. Những biến đổi tâm lý theo hướng tiêu cực này khiến con không được nuôi dưỡng tốt trong bụng mẹ. Mẹ căng thẳng, chán nản thường không chú ý đến chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của mình, điều này làm cho thai nhi dễ bị thiếu chất, còi cọc và yếu ớt.

Bên cạnh đó, việc hình thành các cơ quan bên trong cơ thể bé cũng sẽ bị chậm phát triển, con không những dễ mắc các căn bệnh tâm lý như tự kỷ mà còn có sức đề kháng kém, hay ốm yếu dặt dẹo và mắc bệnh vặt.

Theo Gia đình mới

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X