Thực hư về quan niệm nằm than sau sinh, mẹ cần nên biết rõ!

Sinh nở là quá trình tiêu hao nhiều sức lực của mẹ. Khi sinh, mẹ bị mất một lượng máu rất lớn, do vậy cơ thể sẽ yếu và lạnh hơn so với bình thường.

Sinh nở là quá trình tiêu hao nhiều sức lực của mẹ. Khi sinh, mẹ bị mất một lượng máu rất lớn, do vậy cơ thể sẽ yếu và lạnh hơn so với bình thường. Mặt khác, trong quá trình mang thai, tim, mạch máu, cơ, phổi… cũng phải tăng cường hoạt động để nuôi thai.

Sau sinh, các trạng thái này bị “c.ắt” đột ngột làm cơ thể của mẹ có sự dao động và thân nhiệt hạ xuống. Với những điều này nên người xưa có quan niệm rằng phải cho mẹ và bé nằm hơ than để đảm bảo độ ấm, giúp máu huyết lưu thông, 2 mẹ con sẽ cứng cáp hơn, lâu dài về sau cũng không bị đau nhức mình hay lạnh run.

Cho đến ngày nay thì quan niệm ấy vẫn còn được thực hiện như một thông lệ. Vậy nó có tốt thực sự tốt hay không?

Kết quả hình ảnh cho nằm than sau sinh"

Như chúng ta đã biết, khi bị đốt, than sẽ phóng ra một lượng khí CO2 rất độc hại, không tốt cho người hít phải. Trong khi thể trạng của mẹ lúc này còn rất yếu, chưa phục hồi nên rất dễ bị ng.ộ đ.ộc.

Riêng trẻ sơ sinh, sức đề kháng kém, nếu cùng nằm hơ than với mẹ thì khả năng bé bị ngạt rất cao, có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh và não của bé sau này.

Tác hại của việc nằm than:

Khiến mẹ và bé bị mất nước.

Ra mồ hôi liên tục dẫn đến rôm sảy, hăm kẽ, nhi.ễm tr.ùng da…

Nhiệt độ của than không phải lúc nào cũng giống nhau. Có lúc nóng hừng hực, có lúc tắt ngấm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cơ thể yếu và mệt mỏi hơn.

Khí CO2 trong phòng không thoát ra ngoài dẫn đến ngạt thở, có thể gây t.ử vo.ng.

Ảnh minh họa

Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân N.T.T (31 tuổi, ngụ Đồng Nai) nhập viện ngày 29-6-2015 trong tình trạng hậu sản ngày thứ 8, bị nhi.ễm trù.ng nặng, sốt cao, s.ản dị.ch vẫn còn nhiều, phải thở máy với nghi vấn ng.ộ đ.ộc do nằm than.

Và trường hợp khác ở trẻ sơ sinh, bé L.H.S quê ở Bạc Liêu nhập viện vì nhi.ễm tr.ùng da nặng dẫn đến nhi.ễm tr.ùng huyết. Khi thăm khám, các bác sĩ khoa sơ sinh ghi nhận bé có nằm than từ sau sinh.

Sở dĩ phải nhập viện cấp cứu sau khi nằm than là do đường hô hấp của cả mẹ và bé rất nh.ạy c.ảm, khí than có thể khiến cho bé ngạt thở hoặc có thể gây t.ử v.ong, nhẹ nhất cũng gây những ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp, gây vi.êm ph.ổi cho cả mẹ và bé.

Kết quả hình ảnh cho nằm than sau sinh"

Đặc biệt, đối với những bé sinh mổ, nằm than sẽ khiến chất đàm nhớt bên trong vốn chưa được tống ra trong quá trình chuyển dạ bị khô cứng lại, dễ gây bệnh đường hô hấp và tái đi tái lại nhiều lần.

Cách nằm than truyền thống không có căn cứ khoa học. Vậy nên, trong thời gian ở cữ, mẹ cần được ở phòng thông gió, thông khí, giữ nhiệt cơ thể ổn định với những giải pháp khác tốt và an toàn hơn, tránh các bệnh thương hàn để mau phục hồi sức khỏe chăm sóc bé thật tốt mẹ nhé!

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X