Trọn bộ 1001 bí kíp dân gian trị mọi bệnh vặt cho trẻ nhỏ, mẹ ‘cất riêng’ để dành ngay sẽ có lúc cần!

Trẻ nhỏ vốn có sức đề kháng yêu do sức khỏe vẫn còn non nớt, các bộ phận trên có thể chưa thực sự mạnh khỏe và hoạt động hoàn thiện.

Vì thế, trẻ rất dễ mắc phải những căn bệnh vặt dẫn đến tình trạng con dặt dẹo, khó nuôi, còi cọc chậm lên cân. Nếu dùng thuốc kháng sinh quá nhiều cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng và hệ miễn dịch của trẻ.

Để phòng tránh điều này, nếu bé mắc những căn bệnh nhẹ và tình trạng không quá nghiêm trọng, mẹ có thể ấp dụng những mẹo dân gian để chữa cho bé ngay tại nhà.

tron-bo-1001-bi-kip-dan-gian-tri-moi-benh-vat-cho-tre-nho-me-cat-rieng-de-danh-ngay-se-co-luc-can-01

Chữa hăm, rôm sảy

Bé bị hăm, rôm sảy mẹ có thể dùng một số loại nước lá lành tính như lá khế, mướp đắng,… để nấu nước tắm cho con.

Mẹ nhớ phải lựa chọn nguồn lá không chứa thuốc hóa học, rửa thật sạch, nấu và pha loãng ra, đồng thời thử xem con có bị dị ứng loại nước này không trước khi tắm. Sau khi tắm, mẹ hãy tráng người lại cho con bằng nước sạch và lau khô trước khi mặc quần áo cho bé.

Chữa đầy hơi, nôn trớ

Sau khi bú mẹ nhớ vỗ lưng cho con ợ hơi rồi mới đặt bé nằm xuống. Nếu con bị đầy hơi, khó tiêu hóa, một mẹo cực hay là mẹ hãy massage vùng bụng con nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 5 phút, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Chữa tưa lưỡi

Trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không được chữa tưa lưỡi bằng mật ong. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý nồng độ phù hợp để nhúng vào gạc, rơ lưỡi nhẹ nhàng cho bé theo hướng từ trong ra ngoài.

tron-bo-1001-bi-kip-dan-gian-tri-moi-benh-vat-cho-tre-me-cat-rieng-de-danh-ngay-se-co-luc-can-01

Chữa bỏng

Một số mẹ vội thoa kem đánh răng, nước mắm thoa lên vết bỏng cho trẻ khiến chúng bị nhiễm trùng nặng hơn đây là cách chữa bỏng sai lầm. Điều đầu tiên nên làm là hãy ngâm vết bỏng của con vào nước lạnh xem chúng có giảm đỏ, sưng tấy hay không, nếu vết bỏng nặng tốt nhất mẹ nên cho con đến bệnh viện.

Chữa nghẹt mũi, khò khè

Trẻ nghẹt mũi, thở không thông mẹ có thể dùng hai chiếc khăn sạch thấm nước ấm, vắt ráo và đắp lên hai bên tai của trẻ trong khoảng 5 phút. Hơi ấm từ khăn sẽ tác động lên dây thần kinh điều tiết mũi, giúp mũi nhanh thông trở lại bình thường.

Giảm sốt khi tiêm phòng

Trước khi cho con tiêm phòng, mẹ hãy ăn nhiều lá tía tô nếu con còn bú sữa mẹ. Cho con bú đều đặn trước và sau khi tiêm, bé sẽ giảm nóng sốt do sự hỗ trợ của các chất kháng sinh tự nhiên có trong lá tía tô.

Chữa ho

Dùng khoảng 2 -3 quả tắc cắt đôi đem hấp cách thủy với đường phèn. Sau đó, mẹ loại bỏ hạt và dằm phần tắc này, lấy nước để nguội cho con uống sẽ chữa ho vô cùng hiệu quả.

Chữa nấc

Trẻ trên 1 tuổi, bị nấc mẹ có thể cho con ngậm một ít đường ngậm trong vài phút. Vị ngọt sẽ phát huy công dụng đánh bay cơn nấc hiệu quả.

Xóa vết thâm côn trùng đốt

Dùng mật ong bôi vào những vết thâm côn trùng đốt sẽ giúp bé tránh bị sẹo, trả lại cho con làn da vô cùng mịn màng.

Giảm đau mọc răng

Dùng một chiếc thìa inox nhỏ ướp lạnh rồi áp vào chỗ mọc răng hoặc cho bé ngậm ti giả được ướp lạnh sẽ giúp chỗ mọc răng được xoa dịu, trở nên dễ chịu, giảm đau hiệu quả

tron-bo-1001-bi-kip-dan-gian-tri-moi-benh-vat-cho-tre-nho-me-cat-rieng-de-danh-ngay-se-co-luc-can-01

Hóc dị vật

Nếu bé bị hóc, mẹ nhanh chóng đặt con nằm sấp trên đùi, dùng tay khum lại vỗ vào phần giữa hai xương vai 8 – 10 lần để hỗ trợ bé nôn ngay dị vật ra ngoài.

Chữa vàng da

Cho trẻ bú sữa mẹ là một trong những cách đơn giản nhưng lại hiệu quả giúp trẻ chữa vàng da nhanh chóng. Bú mẹ đều đặn, trẻ sẽ được nhận những dưỡng chất quan trọng hỗ trợ cơ thể phát triển tốt, loại bỏ lượng bilirubin dư thừa gây vàng da.

Tuy nhiên, cơ địa mỗi bé hoàn toàn khác nhau nên mẹ hãy tìm hiểu kỹ càng khi thực hiện các biện pháp chữa bệnh dân gian.

Nếu con có dấu hiệu bệnh trở nặng hoặc liên tiếp nhiều ngày không hết, điều mẹ cần làm nhất là đưa con đến bệnh viện thăm khám ngay không được chậm trễ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe con.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X