Mẹ chồng không cho cháu mặc bỉm, mắng con dâu lười: 4 lầm tưởng về chuyện mặc bỉm nhiều người tin là thật

Nhiều bà mẹ chồng cho rằng con dâu mình lười, chỉ thích nhàn hạ nên cho cháu mặc bỉm từ ngày này qua ngày khác.

Mỗi đứa trẻ lớn lên trong sự kỳ vọng của cả gia đình. Ai cũng ước mơ con mình lớn lên sẽ thành rồng, thành phượng, giỏi giang và thành đạt. Từ khi đứa trẻ chào đời và lớn lên, người mẹ đã phải hy sinh, vất vả, chịu đựng nhiều áp lực vì con.

Công việc của người lớn trong xã hội hiện đại ngày càng bận rộn. Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ phải nhờ đến ông bà chăm cháu. Giữa hai thế hệ không thể tránh khỏi những mâu thuẫn về quan điểm nuôi dạy trẻ nhỏ.

Nhiều bà mẹ chồng thường không cho cháu mặc bỉm, mắng con dâu lười nên cho con mặc bỉm từ ngày này sang ngày khác. Nhiều người lớn tuổi cho rằng mặc bỉm nhiều sẽ khiến trẻ bị hăm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Họ thích xi tè cho cháu nhỏ hoặc cho cháu mặc quần không đũng để dễ đi vệ sinh.

Mẹ chồng không cho cháu mặc bỉm, mắng con dâu lười: 4 lầm tưởng về chuyện mặc bỉm nhiều người tin là thật

Một số lầm tưởng về chuyện mặc bỉm ai cũng tin là thật

Mặc bỉm khiến trẻ bị hăm

Nhiều người cho rằng bỉm không thoáng khí sẽ làm hại đến làn da non nớt của trẻ. Thủ phạm thực sự khiến trẻ bị hăm thực sự là phân ở trong bỉm quá lâu không được thay rửa.

Dù bạn mặc tã vải hay tã giấy cho bé, nếu không thường xuyên thay rửa thì bé sẽ bị hăm rồi. Thực ra thì các loại bỉm của trẻ đều thoáng khí. Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng da của người khi mặc tã giấy sẽ thoải mái, dễ chịu hơn khi sử dụng băng vệ sinh.

Mặc bỉm khiến chân trẻ vòng kiềng

Thành phần chính của bỉm là vải không dệt, rất mềm mại, phù hợp với làn da của trẻ. Vì vậy, việc trẻ mặc bỉm không liên quan gì đến chân trẻ bị vòng kiềng. Tã giấy của trẻ không thể làm con bị chân vòng kiềng như lời đồn. Nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy rằng khi thai nhi ở trong cơ thể mẹ, chân của con sẽ cong lại, đây là điều hoàn toàn bình thường. Điều này sẽ thay đổi khi em bé tập đi.

Mẹ chồng không cho cháu mặc bỉm, mắng con dâu lười: 4 lầm tưởng về chuyện mặc bỉm nhiều người tin là thật

Con mặc bỉm nên không thể đi tiểu tiện, đại tiện tự chủ

Trên thực tế, cho dù mặc bỉm hay xi tè, cuối cùng đứa trẻ cũng sẽ có thể học cách đi đại tiện một cách độc lập. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết trẻ em bắt đầu tập đi vệ sinh khi mới một tuổi cần ba năm để học tự đi vệ sinh. Việc cho trẻ mặc bỉm cho đến khi hai tuổi thực sự đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Đôi khi, trẻ 4 hoặc 5 tuổi cũng thỉnh thoảng tè dầm. Rất có thể đã có những thay đổi trong gia đình như chuyển nhà, mẹ sinh con thứ hai,… những thay đổi này đã ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ khiến trẻ tiểu tiện không tự chủ.

Mẹ chồng không cho cháu mặc bỉm, mắng con dâu lười: 4 lầm tưởng về chuyện mặc bỉm nhiều người tin là thật

Mặc quần thủng đáy có thực sự tốt?

Người lớn tuổi ở nông thôn thích cho trẻ mặc quần thủng đáy để tiện đi vệ sinh. Nhưng mặc quần thủng đáy khiến bộ phận sinh dục của trẻ dễ tiếp xúc với vi khuẩn. Ngoài ra, vùng kín của trẻ bị phô bày, khiến con bị trêu chọc, khiến trẻ tự ti, xấu hổ.

Nguồn: https://emdep.vn/nuoi-con/me-chong-khong-cho-chau-mac-bim-mang-con-dau-luoi-4-lam-tuong-ve-chuyen-mac-bim-nhieu-nguoi-tin-la-that-20230111211020857.htm

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X