Khi gặp khó khăn, đây là việc đầu tiên nên tránh: Dù là ai cũng nên biết càng sớm càng tốt!

Ai trong cuộc sống này mà không có lúc gặp khó khăn. Và những lúc rơi vào bế tắc, rắc rối, ta cần phải biết rõ mình nên làm gì và không nên làm gì.

Trong đời mỗi người không thể tránh được những lúc khó khăn hay những việc không như ý. Rõ ràng chẳng có ai có thể sống thuận buồm xuôi gió suốt cả cuộc đời.

Nếu có một ngày, trong học tập hay công việc, cuộc sống, bạn gặp khó khăn, bế tắc, cảm giác không gắng gượng thêm được nữa, hãy nhớ đến câu nói này để có thêm động lực để bước tiếp: Cầu cạnh người khác không bằng cầu cạnh chính bản thân mình.

Cuộc hội thoại giữa một người phàm trần và Quan Thế Âm Bồ Tát

Có một người đang đứng dưới mái hiên tránh mưa. Nhìn thấy Quan Âm Bồ tát đang cầm ô đi qua, người này liền nói: “Quan Âm Bồ Tát, xin người hãy phổ độ chúng sinh, có thể cho con đi nhờ một đoạn có được không?”

Quan Âm nói: “Ta đang đi trong mưa, còn anh ở dưới mái hiên, dưới mái hiên có ướt đâu, đâu cần ta phải phổ độ.”

Nghe vậy, người kia liền chạy ra khỏi mái hiên, đứng dưới mưa và nói: “Bây giờ con đã ở dưới mưa rồi, người sẽ giúp con chứ?”

Kết quả hình ảnh cho con vật dưới mưa

Ảnh minh họa.

Quan Âm lại nói: “Anh ở dưới mưa, ta cũng đang ở dưới mưa, ta không ướt chỉ vì có ô, còn anh ướt vì không có ô. Vì thế, ta không phổ độ cho mình mà chính cái ô đang phổ độ cho ta. Anh muốn được phổ độ thì nên tự tìm ô đi!”

Nói xong, Quan Âm Bồ Tát tiếp tục đi.

Ngày hôm sau, người ngày gặp việc khó, liền đến chùa cầu Quan Âm. Vừa vào chùa đã thấy có người đang vái lạy trước tượng Quan Âm, người này có ngoại hình giống hệt Quan Âm, chẳng khác chút nào.

Người này hỏi: “Người là Quan Âm Bồ Tát sao?”

Người kia đáp: “Đúng, ta chính là Quan Âm.”

Người này lại hỏi: “Vậy tại sao người lại cầu lạy chính mình?”

Quan Âm cười đáp: “Ta cũng đang gặp việc khó, nhưng ta biết cầu người khác không bằng cậu chính mình”.

Lời bình

Khi chúng ta gặp gian khó, việc đầu tiên phải làm không phải là nghĩ đến việc đi cầu cứu một ai đó mà hãy nghĩ cách giải quyết trước. Nếu thực sự không thể giải quyết được mới nghĩ đến việc tìm người khác hỗ trợ, giúp đỡ.

Có những lúc chúng ta thường tự cho rằng quan hệ giữa mình và người khác cũng khá thân thiết, nhưng mỗi khi gặp khó khăn, lại chẳng có ai chịu đưa tay ra giúp mình.

Và trong tình huống đó, việc chúng ta đi nhờ vả, cầu cạnh chỉ mang lại cho chúng ta nỗi thất vọng và chán nản hơn mà thôi.

Một khi gặp khó khăn, đây là việc đầu tiên ai cũng nên tránh: Biết càng sớm càng tốt! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Có câu nói thế này: “Thái độ của người khác dành cho bạn, chủ yếu là dựa vào năng lực và thực lực của bạn”.

Câu nói này rất chuẩn xác. Khi bản thân chúng ta quá yếu đuối, nhu nhược, bản lĩnh không có, năng lực cũng không, nếu muốn được người khác thực lòng giúp đỡ, tỉ lệ được giúp sẽ không cao nếu không muốn nói là rất thấp.

Mỗi người trong chúng ta cần phải tin vào một sự thật phũ phàng là, chỉ khi chính bản thân chúng ta trở nên lớn mạnh, chúng ta mới có thể tạo ra và nhận được những mối quan hệ hữu ích với mình.

Đừng cho rằng khi ta và người khác ăn với nhau vài miếng, uống với nhau vài cốc rượu là họ đã dễ dàng coi mình là bạn.

Những người bạn nhậu, bạn rượu thường chỉ được hình thành dựa trên nền tảng lợi ích, cùng có lợi cho nhau thì chơi, không có lợi thì giải tán.

Thực ra, nhờ cậy người khác không phải điều gì sai. Nhưng trong các mối quan hệ bạn bè, giữa người với người, liên tục cầu cạnh, nhờ vả người khác thì chắc chắn là điều cần tránh vì nó sẽ phá vỡ quan hệ bạn bè lúc nào không hay.

Vì thế đừng động chút khó khăn là tìm đến người khác nhờ xử lý vấn đề của bản thân. Không ai có thể luôn đứng đằng sau chỉ đợi trời mưa là đưa ô cho bạn!

Hãy nhớ thật kỹ, nếu không rơi vào trường hợp vạn bất đắc dĩ, tuyệt đối đừng dễ dàng mở miệng cầu cạnh, nhờ vả người khác. Hãy vận động mọi khả năng, sự nỗ lực của bản thân trước khi lên tiếng nhờ người khác giúp mình.

Theo GĐM

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X