TS Lê Thẩm Dương: Đàn ông có đẳng cấp là biết cho vợ về ngoại ăn Tết

Năm hết tết đến, chủ đề về nội hay về ngoại ăn tết lúc nào cũng nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt của chị em.

Theo đó TS. Lê Thẩm Dương đã bày tỏ quan điểm về việc phụ nữ hoàn toàn có quyền được về nhà ngoại ăn tết, còn đàn ông luôn giữ tư tưởng phải về nhà nội thì đúng là ấu trĩ, lạc hậu.

49KCRF8qE62uV1Qlt-bBcEpCdAenJEmBdky0-qkSDPkbpW8GX7oNzUpbCjUAnc-chjq9gFDk8eiOHWAHwjeojH0PWStq8A

Quyền bình đẳng của phụ nữ bao gồm cả quyền được về nhà đẻ ăn tết

Không có điều luật nào quy định phụ nữ được quyền về nhà bố mẹ đẻ ăn tết sau khi lấy chồng, tương tự cũng không có điều luật nào quy định sau khi kết hôn phụ nữ năm nào cũng phải về nhà chồng để ăn tết.

Thế nhưng thứ luật bất thành văn, phụ nữ lấy chồng phải theo chồng, mùng 1 tết nội mùng 2 tết ngoại đã trở thành truyền thống mà buộc phụ nữ Việt Nam phải làm theo, nếu không sẽ được coi là trái với luân thường đạo lý.

“Tôi nghĩ rằng, các chị phải nhận thức lại, quyền của mình là quyền con người, không phải thứ vớ vẩn. Tiếp đó, chị phải tìm đến hạnh phúc cho ông bà già, cho đứa con mình,

Những người đàn ông không cho vợ về ăn Tết bên nhà ngoại là đang bị hệ giá trị cổ hủ từ xưa đeo bám. Vì vậy, anh ta có một niềm tin sắt đá rằng: Đương nhiên Tết là phải về quê nội ăn Tết.

Đây là niềm tin không hề có cơ sở so với bối cảnh thay đổi. Tại sao lại nhất thiết phải ăn Tết nhà chồng? Ăn Tết theo nhà chồng là cổ hủ, vừa trái đạo lý, lại vừa dốt nát.” TS. Lê Thẩm Dương chia sẻ quan niệm.

Theo đó hệ giá trị đặt cho phụ nữ phải thế này, phải thế kia, đàn bà lấy chồng không theo chồng thì là nổi loạn, là không đúng đạo đức. Thật vô lý, năm ăn tết nội năm ăn tết ngoại không phải sẽ tốt hơn sao. Bố mẹ sinh ra chúng ta, còn chưa được phụng dưỡng ngày nào thì đã “xách váy” theo chồng.

Tết nhất là ngày đoàn viên, là dịp để gia đình đoàn tụ ấy thế mà mùng 3, mùng 4 cô con gái mới về thăm bố mẹ đẻ. Như vậy có quá bất công không? Giả sử gia đình đông con, có con trai thì không sao, những nhà chỉ có 1 hoặc 2 cô con gái, đi lấy chồng hết, rồi ông bà già lại thui thủi với nhau. Đáng buồn ghê gớm.

Bởi vậy đàn ông có thương vợ thì nên nghĩ đến chuyện này, tôn trọng đấng sinh thành của vợ cũng là cách để thể hiện tình yêu với người phụ nữ của mình.

Đàn ông có đẳng cấp là biết cho vợ về quê ăn tết ngoại

” Khi phụ nữ không toại nguyện do không được về ngoại ăn Tết, họ sẽ già lại, cáu kỉnh, rồi đàn ông lãnh đủ.

Những người đàn ông không cho vợ về ăn Tết bên nhà ngoại đều thuộc đẳng cấp thấp. Nếu người đàn ông có đẳng cấp, họ sẽ hiểu rằng, quan tâm đến vợ là cách tốt nhất để giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Kết quả hình ảnh cho cho vợ về ngoại ăn tết"

Tôi chỉ ước mơ một điều thôi, là tống cổ mấy ông tướng không để vợ về ngoại ăn Tết lên sống ở mẫu hệ. Lúc đó họ phải ăn Tết nhà vợ, được vợ đồng ý mới dám về nội.

Nếu anh yêu vợ anh thật, anh hút máu đưa cho vợ cũng được. Thậm chí, anh lấy quả thận thay cho vợ cũng được. Đằng này, có cái chuyện bằng cái lỗ mũi là về quê ăn Tết thôi cũng không nhường nổi, thì yêu đương gì. Về đâu cũng được, miễn sao vợ hạnh phúc là được.

Phải như thế mới là thằng đàn ông và đúng đạo lý. Còn anh dùng ý chí để áp đặt vợ thì vợ chẳng khác nào osin cho nhà anh. Điều này không chấp nhận được. Tóm lại, nên chiều vợ và về ngoại ăn Tết, trừ khi vợ đồng ý về nội thì mới về nội.”

Theo đó TS Lê Thẩm Dương bày tỏ quan niệm rằng nếu một người đàn ông biết nói yêu vợ nhưng lại cấm cản chuyện về quê ngoại ăn tết đúng là một người đàn ông không biết đạo lý. Chuyện nhỏ nhặt như vậy còn không nhường vợ được thì sao gọi là yêu đương.

Chiều theo ý vợ, cùng nhau về ngoại ăn tết, năm ăn tết ở đây năm sau ăn tết ở chỗ khác cũng là cách dễ dàng để thể hiện được tình cảm dành cho người bạn đời của mình. Chuyện dễ không muốn tại sao các anh lại luôn chọn đường vòng, vừa không được ý vợ lại còn khiến tình cảm gia đình sứt mẻ.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X