Chủ quán cơm chay 0 đồng rớt nước mắt nhìn cơm thừa: ‘Tôi phải mượn nợ để duy trì quán, vậy mà…’

Trong khoảng thời gian đầu khi mới mở quán, nhà ăn nấu tới 250 phần thế nhưng mỗi ngày chỉ có khoảng 50 người đến dùng bữa. Quán cơm chay 0 đồng lên мα̣иg mời gọi mọi người vì “sợ ế”. Cũng trong những ngày đầu mới khai trương quán ăn 0 đồng trên đường số 10, Khu dân cư Trung Sơn, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Anh Trần Thanh Long, Trưởng nhóm Thiện nguyện Nhất Tâm đã phải lên Facebook kêu gọi mọi người tới ăn vì “ế”. Chia sẻ về lý do phải làm như vậy, anh Long cho biết nhà ăn nằm ở vị trí khá khuất, do vậy nhiều người không biết tới để đến ăn. Thời gian đầu khi mới mở quán, nhà ăn nấu tới 250 phần thế nhưng mỗi ngày chỉ có khoảng 50 người đến dùng bữa.

Lúc ấy, các thành viên của nhóm thiện nguyện phải chia nhau ra đứng tận ngoài đầu đường, mời từng người vào ăn. Được biết trước khi mở chi nhánh số 9 này, nhóm Thiện nguyện Nhất Tâm đã mở được 8 chi nhánh, và hoạt động được 2 năm trải khắp tại TP.HCM, Tiền Giang, Bà Rịa -Vũng Tàu và Đà Lạt.

Do quán chay 0 đồng hoàn toàn miễn phí, được chọn đồ thoải mái nên đã có một số người lấy quá nhiều và bỏ thừa đồ ăn. Thậm chí còn có khách chỉ ăn vài miếng rồi bỏ lại cả khay cơm. Nhìn những khay đồ ăn ngon lành bị bỏ lại, anh Long rất buồn bởi đó là công sức của biết bao người, trong đó có cả những cụ bà 70, 80 tuổi.

Tiếc nhưng không dám đổ, anh Long bế tắc không biết phải làm như thế nào: “Có những cụ già phải làm quần quật từ sáng sớm để chế biến ra những món ăn ngon lành, đảm bảo, làm sao tôi dám đổ vào thùng rác đây”. Quán ăn chay được mở ra với mục đích giúp đỡ những người khó khăn, vậy mà giờ đây chính những người ấy lại phung phí công sức, tình cảm của cả nhóm. Anh Long cho biết đã từng hỏi những vị khách ăn vài miếng rồi bỏ cả khay lý do vì sao thì nhận được câu trả lời: “Cơm thừa nhiều quá, ăn không thể hết nổi”.

Nhìn những khay cơm thừa, anh Long và thành viên trong nhóm chỉ biết ứa nước mắt. Giờ đây anh không có mong ước gì hơn ngoài việc bà con hạn chế bỏ cơm thừa, lấy đúng lượng thức ăn mình có thể ăn được, không lấy quá nhiều rồi bỏ đi để những người sau còn có để ăn.

Được biết để duy trì quán cơm 0 đồng, anh Long phải mượn nợ rất nhiều nơi trong đó có cả mẹ mình. Thế nhưng dù khó khăn thế nào, anh cũng cố gắng bảo vệ nhà ăn: “Tôi không giàu có gì đâu nên chẳng mong gì hơn là được bà con hiểu và thương. Chứ cứ làm vậy tội nghiệp chúng tôi lắm”, anh Long tâm sự.

Trước khi được mọi người biết đến nhiều như hiện nay, quán cơm chay Nhất Tâm từng gặp phải không ít khó khăn. Do quán nằm ở vị trí khá khuất nên không được nhiều người biết đến. Mỗi ngày nấu 250 phần ăn nhưng chỉ có khoảng 50 người đến dùng bữa. Thời điểm đó, thành viên trong nhóm phải ra đứng tận ngoài đường mời mọi người vào ăn. Không còn cách nào khác, anh Long đành lên Facebook kêu gọi người dân.

Anh Long cho biết tất cả những thành viên trong nhà ăn Nhất Tâm đều ăn chay trường với quan niệm “Tâm thanh tịnh thì mới gieo được duyên lành”. Quán ăn cũng được duy trì dựa trên sự đóng góp, xây dựng của mọi người. Người ủng hộ nước rửa chén, người ủng hộ dầu ăn, người góp công,… vậy là hình thành nên nhà ăn.

Được biết, nhà ăn 0 đồng Nhất Tâm hiện có 12 cơ sở ở TP. HCM, Đà Lạt, Bà Rịa – Vũng Tàu và Tiền Giang. Quán được mở vào buổi trưa từ thứ hai đến thứ sáu.

Không chỉ là nơi giúp người dân no bụng, bớt chút gánh nặng cơm áo gạo tiền mà mọi thành viên trong nhà ăn còn tạo nên một tập thể gần gũi như gia đình, xóa nhòa khoảng cách bằng những lời trò chuyện thân tình, bữa ăn cũng vì thế mà ấm cúng hơn.

Theo Thethaovanhoa

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X