Cuối năm rút tỉa chân hương nhất định phải biết điều này để tránh gia tiên trách phạt

Rút chân nhang ban thờ nhất định phải biết điều này tránh gia tiên trách phạt - các bạn hãy đọc và lưu lại ngay!

Chọn người sửa bát hương

Người được lựa chọn để thực hiện công việc dọn dẹp phải tắm rửa sạch sẽ, thực hiện công việc với tất cả sự thành tâm.

Sau khi thắp một nén hương trên bàn thờ để xin phép, gia chủ sẽ rút tỉa từng chân hương một, cho đến khi còn lại vài chân hương đẹp nhất (thường là ở con số lẻ: 3, 5, 7, 9).

Kết quả hình ảnh cho gia chủ thắp hương

Số chân hương đã rút đi có thể mang hóa, tro đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây, tuyệt đối không vứt bỏ tại những nơi bẩn thỉu như cống rãnh, mương máng. Sau khi hoàn thành công việc này, gia chủ cũng phải có nén nhang cẩn báo với các cụ.

Quan niệm của người Việt cũng cho rằng, trong quá trình rút tỉa chân hương hay lau chùi ban thờ nên tuyệt đối giữ sự yên tĩnh cho bát hương, không được làm bát hương xê dịch, di chuyển.

Kết quả hình ảnh cho lau dọn ban thờ

Đây cũng là việc của người đàn ông trụ cột trong nhà theo như quan niệm truyền thống. Thực tế, ai cũng có thể rút tỉa và bốc được bát hương, song nếu đích thân gia chủ làm thì tốt hơn. Đó còn phải là người có thành tâm và chân tay sạch sẽ.

Sử dụng bát hương

Gia chủ phải đặt bát hương nơi bàn thờ sạch sẽ, không được để uế tạp xâm phạm. Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) thì phải khấn vái, xin phép rõ ràng với gia tiên và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,… còn bát nhang, bài vị hay ảnh thờ một khi đã được định vị thì không được xê dịch.

Khi lau dọn bát nhang, bài vị, ban thờ… gia chủ nên lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch và thơm. Tuy nhiên, quan điểm không được để động bát hương chỉ phù hợp với từng nơi, có không ít nơi gia chủ vẫn bê bát hương xuống lau chùi bình thường.

Hình ảnh có liên quan

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số điều khi rút chân nhang:

– Dùng riêng 1 khăn sạch để lau bàn thờ, bát hương và các đồ thờ cúng khác. Tốt nhất nên mua 1 khăn vải bông trắng mới về giặt và vắt khô để lau.

– Tránh để bát hương và các đồ thờ cúng khác gần nơi ô uế, mất vệ sinh.

– Đối với bát hương bằng đồng, tuyệt đối không rửa bằng nước vì sẽ gây mốc xanh. Tốt nhất nên dùng giẻ hơi ẩm lau hoặc lau khô.

– Đối với bát hương bằng sứ, gia chủ cần chú ý cẩn thận, tránh va chạm, rơi vỡ.

Theo GĐM

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X