Nông dân biến đường thành sân phơi thóc gây tranh cãi: nếu xảy ra tai nạn, ai sẽ là người chịu trách nhiệm

Trời nắng nóng liên tục, các địa phương trên toàn quốc cũng bước vào đợt thu hoạch lúa mới. Tình trạng biến đường thành sân phơi thóc, lúa, rơm rạ đã tồn tại nhiều năm và tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được giải quyết triệt để .

Trời nắng nóng liên tục, các địa phương trên toàn quốc cũng bước vào đợt thu hoạch lúa mới. Vì thế, trên những tuyến đường từ quốc lộ to rộng cho đến đường làng hẻo lánh đều thành nơi tập kết phơi rơm rạ, lúa, thóc, bất chấp việc gây trở ngại cho các phương tiện xe cộ lưu thông. Không chỉ làm м.ấ.ᴛ mỹ quan việc chiếm dụng lòng đường phơi thóc còn có thể vô tình tạo ra những vụ t.аі ɴạ.ɴ không báo trước.

Mới đây, hình ảnh thóc phủ kín con đường làng kéo dài hàng trăm cây số khiến cư dân mạng tranh cãi kịch liệt.

Nông dân biến đường thành sân phơi thóc gây tranh cãi: Đến lúc ngã xảy ra tai nạn, ai chịu trách nhiệm - Ảnh 1

Hình ảnh thóc phủ vàng đường làng thu hút sự quan tâm của cư dân mạng.

Nông dân biến đường thành sân phơi thóc gây tranh cãi: Đến lúc ngã xảy ra tai nạn, ai chịu trách nhiệm - Ảnh 2

Nhà ít thì vài tạ, nhà nhiều lên đến hàng tấn thóc nên đường là nơi thích hợp để đổ ra phơi.

Nông dân biến đường thành sân phơi thóc gây tranh cãi: Đến lúc ngã xảy ra tai nạn, ai chịu trách nhiệm - Ảnh 3

Nếu đi lên trên “tấm thảm” thóc vàng này thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Tạm gác chuyện xác minh địa điểm dùng đường làm sân phơi thóc, do ai thực hiện và có sự đồng ý của người dân khác trong làng không qua một bên, cư dân mạng tập trung tranh luận việc ý thức công cộng của một số người dân tự ý phơi thóc ngoài đường thay vì sân nhà.

Rất nhiều ý kiến bày tỏ в.ức x.ύc đối với hành động trên. Bởi phơi thóc không còn đường đi buộc người tham gia giao thông phải đi thẳng trên thóc mà như vậy có thể gây ra nhiều n.g.uy h.i.ểm. 

Quan điểm của một tài xế xe tải quận Nam Từ Liêm chia sẻ nhận rất nhiều lượt đồng tình: “Đúng là rất phiền hà, thời điểm này lái xe tải qua đường liên thôn có người dân phơi thóc, rơm rạ tràn lan không dám phóng nhanh luôn. Bởi cánh lái xe khó điều khiển được, nhất là lúc đoạn đường cong che khuất tầm nhìn hoặc có mật độ xe cô đông, nếu đi đúng tốc độ sẽ lao thẳng vào lúa đang phơi dễ gây t.аі ɴạ.ɴ lại còn xích mích với người phơi thóc.”

Nông dân biến đường thành sân phơi thóc gây tranh cãi: Đến lúc ngã xảy ra tai nạn, ai chịu trách nhiệm - Ảnh 4

Ý kiến phản đối việc chiếm dụng đường làng vô lý để phơi lúa, thóc.

Trái lại, trong suy nghĩ của một số cá nhân việc phơi thóc như vậy là điều hiển nhiên diễn ra ở các vùng nông thôn. Họ cho rằng vài tấn, vài tạ thóc thì phơi ở quốc lộ, đường lớn thì mới nhanh khô, mà cũng chỉ dăm ba ngày nên cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều.

Nông dân biến đường thành sân phơi thóc gây tranh cãi: Đến lúc ngã xảy ra tai nạn, ai chịu trách nhiệm - Ảnh 5

Nhưng cũng không ít người cảm thấy sự việc quá đỗi bình thường.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trước đó xảy ra không ít vụ t.аі ɴ.ạɴ thương tâm liên quan phơi thóc ngoài đường. Cho nên người dân cần nâng cao ý thức, tổ chức và xử lý lại nơi phơi hoặc sấy nông sản.

Nông dân biến đường thành sân phơi thóc gây tranh cãi: Đến lúc ngã xảy ra tai nạn, ai chịu trách nhiệm - Ảnh 6

Hình ảnh người pʜụ ɴữ được cho là bị ngã xe tới mức gãy chân chỉ vì đi vào phần đường mà người dân đổ thóc ra phơi đăng tải cách đây 1 năm.

Nông dân biến đường thành sân phơi thóc gây tranh cãi: Đến lúc ngã xảy ra tai nạn, ai chịu trách nhiệm - Ảnh 7

Hay một người đàn ông cũng bị ngã xe chỉ vì đi vào đoạn đường quốc lộ mà người dân đang đổ phơi rất nhiều hạt ngô tại Nghệ An.

Nông dân biến đường thành sân phơi thóc gây tranh cãi: Đến lúc ngã xảy ra tai nạn, ai chịu trách nhiệm - Ảnh 8

Đoạn đường đê dưới chân cầu Nhật Tân (Đông Aɴʜ, Hà Nội) trở thành sân phơi thóc của nhiều hộ dân địa phương. (Ảnh Vietnammoi)

Nông dân biến đường thành sân phơi thóc gây tranh cãi: Đến lúc ngã xảy ra tai nạn, ai chịu trách nhiệm - Ảnh 9

Ngày nay, mặc dù ở nông thôn nhưng xe cộ cũng rất đông, việc phơi lúa ngoài đường đã trở thành nỗi á.m ả.n.h của người đi đường sau mỗi vụ lúa. (Ảnh Báo Thái Bình)

Nông dân biến đường thành sân phơi thóc gây tranh cãi: Đến lúc ngã xảy ra tai nạn, ai chịu trách nhiệm - Ảnh 10

Bày ” chướng ngại vật” trên đường để chiếm chỗ phơi thóc.(Ảnh chụp tại địa bàn huyện Yên Lạc)

Nông dân biến đường thành sân phơi thóc gây tranh cãi: Đến lúc ngã xảy ra tai nạn, ai chịu trách nhiệm - Ảnh 11

Đường dẫn cầu Nhật Tân hướng từ đê sông Hồng lên đại lộ Võ Nguyên Giáp nhiều ngày nay bị người dân trong khu vực tận dụng làm nơi phơi ngô gây ảnh hưởng đến tình hình giao thông tại khu vực này. (Ảnh Trí Thức Trẻ)

Nông dân biến đường thành sân phơi thóc gây tranh cãi: Đến lúc ngã xảy ra tai nạn, ai chịu trách nhiệm - Ảnh 12

Được biết, việc phơi thóc lúa là vi phạm Luật Giao thông đường bộ. (Ảnh Vietnammoi)

Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 35 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về các hoạt động khác trên đường bộ như sau:

“Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ

2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;”

Như vậy, theo quy định trên thì hành vi phơi thóc, lúa, rơm rạ trên đường bộ là hành vi không được pháp luật cho phép thực hiện nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho người và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Việc xử lý vi phạm trên được quy định tại Điểm b Khoản 1; Khoản 9 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi phơi thóc, lúa trên đường bộ như sau:

“Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn rác, vật tư, vật liệu, chất phế thải, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.”

Như vậy, trường hợp phơi thóc, lúa trên đường bộ là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân; từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi trên sẽ bị buộc phải thu dọn thóc, lúa và khôi phục tình trạng ban đầu cho đường bộ.

Theo Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X